Các phiên họp toàn thể trong ngày thứ 2 của các nhà lãnh đạo G7 tập trung vào sự phục hồi toàn cầu trong dịch COVID-19 và cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc.
Các nhà lãnh đạo G7 hôm 12/6 đã thảo luận về các vấn đề liên quan đến cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc và mối đe dọa đại dịch COVID-19 trong tương lai. Sự kiện được cho là dịp để "câu lạc bộ" các quốc gia phương Tây thể hiện tinh thần đoàn kết mới.
"Chúng tôi đồng thuận với nhau", Tổng thống Mỹ Joe Biden nói với các phóng viên khi gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bên lề hội nghị.
Các nhà lãnh đạo G7. |
Cạnh tranh với Trung Quốc
Các quan chức Nhà Trắng hôm 12/6 đã nói về sự “hội tụ” quan điểm của các nhà lãnh đạo G7 tại hội nghị thượng đỉnh tuần này khi thảo luận một cách tích cực, nhưng rộng rãi, về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc.
Theo đó, dù có một số khác biệt trong phiên họp toàn thể buổi sáng, lãnh đạo các nước vẫn có điểm chung trong một số khía cạnh như “làm việc cùng nhau để ứng phó trước các hoạt động kinh tế phi thị trường của Trung Quốc".
Trong hội nghị có nhiều cuộc thảo luận về cách các quốc gia G7 có thể làm việc cùng nhau để tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, hợp tác về tiêu chuẩn công nghệ và hỗ trợ các nước thu nhập thấp, thúc đẩy cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc.
Mỹ thông báo sẽ dẫn đầu một sáng kiến cơ sở hạ tầng toàn cầu mới với các đối tác G7. Theo Nhà Trắng, sáng kiến này được giới thiệu nhằm “thay thế” cho sáng kiến cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường. Kế hoạch có tên “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn”.
Cụ thể, G7 hứa hẹn sẽ cùng thúc đẩy dự án hàng trăm tỷ USD đầu tư cơ sở hạ tầng cho các nước thu nhập thấp và trung bình, nhằm đưa ra một quan hệ đối tác "dựa vào giá trị, tiêu chuẩn cao và minh bạch".
Cung cấp 1 tỷ liều vaccine COVID-19
COVID-19 cũng là một trong những vấn đề lớn được đề cập đến trong các cuộc thảo luận của các nhà lãnh đạo G7. Cùng ngày, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết các đại biểu G7 đã thảo luận về việc điều tra nguồn gốc của virus gây bệnh.
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo G7 sẽ đồng ý mở rộng sản xuất vaccine COVID-19 toàn cầu để cung cấp ít nhất một tỷ liều cho thế giới thông qua các chương trình chia sẻ và tài trợ.
Thủ tướng Anh Boris Johnson và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nhất trí về sự cần thiết phải có "hành động chung toàn cầu về các vấn đề như chuẩn bị cho đại dịch và biến đổi khí hậu", tại cuộc gặp giữa hai bên ở hội nghị G7.
Hội nghị G7 cũng có sự tham gia của các nhà lãnh đạo Australia, Nam Phi và Hàn Quốc, Ấn Độ, thảo luận rộng rãi về một số vấn đề chính sách đối ngoại.
Hầu hết các nhà lãnh đạo G7 sẽ lại tập hợp ở Brussels ngày 14/6 cho cuộc họp của NATO, trước khi ông Biden tiến tới hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Geneva, cam kết đưa ra một thông điệp thẳng thắn với Nga.
Trong khi đó, trong cuộc phỏng vấn hiếm hoi với truyền thông Mỹ được công bố hôm 11/6, ông Putin bày tỏ hy vọng rằng ông Biden sẽ bớt "bốc đồng" hơn cựu Tổng thống Trump.
G7 thoát bóng Trump
Biden thể hiện quan hệ của Mỹ với G7 đã "sang trang mới" sau 4 năm sóng gió dưới thời Trump và Washington giờ đây ... |
G7 sắp công bố dự án cạnh tranh Vành đai và Con đường
Các lãnh đạo G7 dự kiến công bố dự án hạ tầng toàn cầu để đối trọng với Sáng kiến Vành đai và Con đường ... |
Ngày đăng: 15:32 | 13/06/2021
/ vtc.vn