Ngày càng nhiều F0 sau khỏi bệnh gặp các di chứng hậu COVID-19 về hô hấp, tim mạch, đặc biệt là các triệu chứng phổ biến như lo âu, mất ngủ, thậm chí trầm cảm.
Mắc COVID-19 hồi tháng 10/2021, sau khỏi bệnh nửa tháng, chị N.K.L. (TP Thủ Đức, TP.HCM) bắt đầu xuất hiện triệu chứng hụt hơi khi nói, mỏi mệt khi đi lên cầu thang. Ngoài những biểu hiện trên, chị L. còn thường xuyên có cảm giác lo lắng, lo âu dẫn đến mất ngủ.
“Mới đầu khỏi COVID-19, tôi thấy không sao, nhưng chừng nửa tháng sau, tôi bắt đầu mệt mỏi khi lên xuống cầu thang, luôn hụt hơi khi nói và đặc biệt là cảm giác luôn lo lắng không yên”, chị L. nói.
Bệnh nhân khám hậu COVID-19 tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh. |
Không gặp các triệu chứng về sức khỏe, nhưng chị N.T.N.P. (39 tuổi, quận 7, TP.HCM) lại thường xuyên mất ngủ, buồn phiền khi nghĩ về trận đại dịch vừa qua.
Chị P. cho hay, cả ba mẹ và họ hàng của chị 7 người đã mất vì COVID-19. Đó là nỗi buồn, nỗi đau mà chị khó nguôi ngoai. Bản thân chị cũng mắc COVID-19, sau khi khỏi bệnh, chị gặp vấn đề tâm lý, luôn lo lắng, buồn phiền, mệt mỏi vì mất ngủ và mỗi khi nhắc về người thân chị đều không kìm được nước mắt. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công việc, cuộc sống hằng ngày của chị.
“Giờ cứ nghe nói có F0 quanh nhà là tôi sợ, sợ bản thân bị lây nhiễm lần nữa, sợ phải chứng kiến chuyện buồn, sợ họ chết”, chị P. chia sẻ.
Thực tế cho thấy, không chỉ gặp tình trạng thể chất mà sau mắc COVID-19 nhiều người còn gặp phải vấn đề về tinh thần, tâm lý.
Th.S BS Trần Quang Trọng tư vấn tâm lý cho bệnh nhân hậu COVID-19. |
Tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức, TP.HCM), theo ghi nhận, mỗi ngày khoảng 40 - 50 bệnh nhân đến khám sức khỏe hậu COVID-19.
ThS.BS Trần Quang Trọng, Chuyên viên tâm lý tại Trung tâm Vật lý trị liệu và Tâm lý trị liệu sau nhiễm COVID-19, Bệnh viện Lê Văn Thịnh cho biết, tỷ lệ rối loạn lo âu, trầm cảm của bệnh nhân sau khỏi COVID-19 khám ở bệnh viện ngày càng tăng. Trước đó (thời điểm tháng 9 và 10/2021) chỉ khoảng 10% người bệnh khám hậu COVID-19 bị vấn đề về tâm lý nhưng hiện giờ tỷ lệ này tăng lên khoảng 25%.
Từ tháng 9 đến 11/2021 rất nhiều bệnh nhân khỏi COVID-19 đến khám gặp những cơn lo lắng về sức khỏe, lo về kinh tế, lo lắng về mối quan hệ của mình... Triệu chứng họ thường gặp là rối loạn lo âu dẫn đến mất ngủ, nhà có người thân mất vì COVID-19 nên buồn bã, sợ hãi, thậm chí là trầm cảm. Hoặc những người khi cách ly ở nhà quá lâu cũng dẫn đến lo sợ về sức khỏe, dù về mặt thể chất họ hoàn toàn bình thường.
“Sau khi khỏi COVID-19, rất nhiều người không chỉ gặp vấn đề về sức khỏe mà gặp rất nhiều vấn đề về tâm lý. Bệnh nhân đã nhiễm thì họ lo âu về sức khỏe của mình, rồi trong thời gian cách ly tập trung, trong cơn “thập tử nhất sinh” họ sinh ra tâm lý lo lắng sợ chết. Nhiều người nhiễm ở mức độ nhẹ thôi, nhưng lại lo thái quá về cách điều trị nhưng không biết phải điều trị tại nhà như thế nào, bất cứ ở đâu có lời khuyên, phương pháp là họ đều tìm để điều trị, nhiều người rối loạn lo âu, trầm cảm là vì thế”, BS Trọng thông tin.
Tuy nhiên, những người hậu COVID-19 gặp vấn đề về tâm lý ít hơn về thể chất, chiếm 10% bệnh nhân đến khám. Bệnh nhân khi đến khám chữa hậu COVID-19 sẽ được thăm khám sàng lọc sau đó được tư vấn và điều trị về tâm lý trước khi điều trị các di chứng khác.
“Những bệnh nhân rối loạn lo âu cần được tư vấn để giải tỏa những vấn đề của họ. Bản chất của việc này là gặp sự vật, sự việc nhưng không lý giải được, không hiểu và không nắm bắt được nên sinh ra lo lắng và sợ hãi. Cách giải quyết là cung cấp thông tin, để họ nhận thức vấn đề đó”, BS Trọng nói.
Người có nhu cầu khám hậu COVID-19 ngày càng nhiều. (Ảnh minh họa) |
ThS.BS Nguyễn Hải Công, Chủ nhiệm khoa Hô hấp, Bệnh viện Quân Y 175 (TP.HCM) cho biết, trung bình mỗi ngày, bệnh viện có khoảng 30 bệnh nhân nằm điều trị hậu COVID-19. Rất nhiều bệnh nhân COVID-19 khi mắc bệnh triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng, tuy nhiên ở giai đoạn hậu COVID-19, triệu chứng lại kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần cũng như chất lượng công việc, cuộc sống. Trong đó, vấn đề người bệnh gặp phải nhiều nhất là hô hấp và tâm thần kinh.
"Có thể nói số lượng bệnh nhân hậu COVID-19 hiện nay rất lớn, gần tương đương với số người nhiễm COVID-19 trong đợt dịch thứ 4 vừa qua. Triệu chứng nổi bật là về hô hấp như ho, khó thở, giám khả năng gắng sức, mệt nhanh khi làm việc nặng,... Thứ hai các rối loạn về tâm thần kinh, trong đó phổ biến lo âu, rối loạn giấc ngủ, mất tập trung, giảm sự tập trung trong công việc, giảm trí nhớ dẫn đến hay quên. Rồi rối loạn lo âu quá mức dẫn đến trầm cảm, nhưng ít gặp hơn", BS Công nói.
Khi người khỏi COVID-19 có triệu chứng hoặc tâm lý lo lắng về bệnh nên đến khám và điều trị tại các cơ sở uy tín, đặc biệt cơ sở y tế công lập. Ở đó các bác sĩ chuyên khoa tư vấn, điều trị đúng cho người bệnh, thay vì đến các sơ sở tư nhân. Bởi trước nhu cầu khám hậu COVID-19 lớn, có nhiều cơ sở y tế, phòng khám tư nhân "chui" hoạt động không rõ về chất lượng cũng như khó về quản lý.
"Người bệnh có nhu cầu khám hậu COVID-19 nên chọn những cơ sở y tế công lập hoặc các bệnh viện có uy tín để được tư vấn điều trị sớm. Điều này rất quan trọng, nếu tư vấn điều trị sai sẽ dẫn đến hệ lụy về sức khỏe. Thứ hai, có rất nhiều cơ sở y tế tư nhân chỉ định những xét nghiệm cận lâm sàng tràn lan, lạm dụng xét nghiệm dẫn đến hệ lụy về kinh tế, mất tiền của người bệnh", BS Công khuyến cáo.
Ai phải đi khám hậu COVID-19?
Di chứng của COVID-19 khiến nhiều F0 sau khi khỏi bệnh từ 2-3 tháng phải đi khám, thậm chí nhập viện cấp cứu vì hội ... |
Nhiều trẻ nhỏ mắc biến chứng hậu Covid-19 sau gần 2 tháng khỏi bệnh, lo hội chứng MIS-C
Bệnh viện Nhi Trung ương ghi nhận có những trẻ nhỏ khi mắc Covid-19 triệu chứng rất nhẹ, nhưng sau 2-6 tuần khỏi bệnh lại ... |
Ngày đăng: 13:05 | 02/03/2022
/ vtc.vn