Đề xuất 'ở nhà ngày ô nhiễm
Những ngày qua, không khí ở Hà Nội và TP.HCM lại trở lại ngưỡng nguy hiểm. Mới đây, Tổ chức xã hội CHANGE, dưới sự tài trợ của Tổng lãnh sự Đức tại TPHCM đã phát động phong trào “Ở nhà ngày ô nhiễm” nhằm hướng đến việc doanh nghiệp cho phép nhân viên làm việc ở nhà trong những ngày chất lượng không khí lên ngưỡng tím.
Chiến dịch mong muốn thúc đẩy những cuộc thảo luận mạnh mẽ trên mạng xã hội, hướng sự quan tâm của cộng đồng đến vấn đề bảo vệ sức khỏe cá nhân trong những ngày chỉ số chất lượng không khí ở mức báo động tím (201-300). Theo cách phân loại mới của Việt Nam không khí lên ngưỡng tím, người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh hô hấp tránh ra ngoài, các nhóm khác nên hạn chế ra ngoài.
Bình luận về đề xuất này, ngày 16/12, trao đổi với báo Đất Việt, PGS.TS Phùng Chí Sỹ - Giám đốc Trung tâm Công nghệ môi trường cho rằng đây là đề xuất không khả thi.
"Nếu "ở nhà ngày ô nhiễm" thì người dân nào ở nhà, người nào đi? Người giàu ở nhà thì vẫn có lương thực để ăn, còn người nghèo ở nhà mà không đi ra đường kiếm sống thì sống bằng cái gì? Hay người nào có việc bất khả kháng cần phải đi ra đường để giải quyết thì làm sao ở nhà được.
Học sinh đi học, công nhân đi làm, làm sao có thể thay đổi cả tổ chức như thế dược. Ở nước ngoài họ có đề xuất ngày hôm nay xe biển chẵn ra đường, ngày hôm sau xe biển lẻ ra đường là vì hệ thống giao thông công cộng của họ rất đầy đủ, tiện lợi thì đề xuất đó mới khả thi.
Còn ở Việt Nam thì không thể đề xuất như thế được bởi đề xuất đó không phát sinh từ thực tế, không dựa vào căn cứ gì. Giờ bảo ở nhà nhưng thành phố vẫn ô nhiễm thì sao?", PGS.TS Phùng Chí Sỹ nói.
Bởi vậy, việc đầu tiên là phải xác định xem không khí ở Hà Nội, TP.HCM là do những nguồn nào tác động nhiều nhất, vì sao phát sinh ra những bụi đấy.Theo vị PGS.TS này, ô nhiễm không khí tại Hà Nội, TP.HCM hay ở nhiều nơi khác đều có rất nhiều nguyên nhân khác nhau như do giao thông, do các hoạt động xây dựng làm rơi vãi đất cát ra đường, do cơ sở hạ tầng yếu kém, do hoạt động tại các khu công nghiệp, do các quán nấu ăn dùng than tổ ong, ngoài ra còn do khí thải xuyên biên giới từ các quốc gia khác sang Việt Nam.
"Việc đề xuất kế hoạch để cải thiện môi trường cần phải có nghiên cứu một cách bài bản, toàn diện, nguyên nhân do dâu, bộ phận nào tác động đến không khí trong tỉnh, thành phố đó nhiều nhất. Phải có chương trình kế hoạch cụ thể, nơi nào ô nhiễm nhiều, dễ xử lý thì làm trước, nơi nào ô nhiễm ít, khó xử lý thì làm sau.
Không thể đưa ra những đề xuất thiếu tính khả thi như "Ở nhà ngày ô nhiễm" được cũng không thể bảo dẹp làng nghề, hay dẹp giao thông được vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người dân", ông Sỹ cho biết thêm.
Bàn về hướng xử lý cụ thể, vị PGS.TS này cho rằng, ở Việt Nam không thể dùng một biện pháp để làm giảm không khí ô nhiễm mà phải dùng rất nhiều biện pháp khác nhau cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể ở mỗi nơi, mỗi địa phương.
"Đề xuất giúp giảm không khí ô nhiễm môi trường có khả thi hay không thì phải có nghiên cứu về nguyên nhân gây ô nhiễm một cách bài bản. Ví dụ khu này bụi mù là do đường sá thì phải có biện pháp lảm giảm bụi, nhà máy ô nhiễm thì phải lắp hệ thống xử lý khí thải cho tốt, hạn chế xe tải vào giờ cao điểm, tăng cường các xe công cộng.
Còn nếu không biết nguyên nhân vì sao ô nhiễm không khí mà đưa giải pháp thì sẽ không có hiệu quả. Bởi vậy cần phải áp dụng biện pháp tổng thể, phù hợp với từng thời điểm cụ thể, giai đoạn cụ thể, phải có kế hoạch một cách bài bản. Không thể giải quyết theo phong trào được, hôm nay làm cái này ngày sau lại làm cái khác", PGS.TS Phùng Chí Sỹ nói.
"Với tình hình khí tượng chung như khí áp tăng cao, trời lặng gió, không mưa, nhiệt độ thấp làm cho không khí bị tù hãm, chất ô nhiễm thải ra hằng ngày khó phát tán lên cao và bay ra xa. Điều này gây nên tình trạng tăng đột biến các hạt bụi lơ lửng có kích thước bé như PM 2.5" - báo cáo nêu.Trước đó, theo báo cáo nhanh về chất lượng không khí tại Hà Nội của Chi cục Bảo vệ môi trường TP này cho thấy tính đến ngày 14/12, chất lượng không khí ở Hà Nội đã chạm ngưỡng "xấu" và "rất xấu" trong 4 ngày liên tiếp, khẳng định điều kiện thời tiết là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí cho cả khu vực hiện nay.
Cũng trong sáng 14/12, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên - môi trường) công bố chất lượng môi trường từ ngày 7 đến 13/12, cho thấy nhiều ngày ô nhiễm bụi mịn cao có xu hướng tăng trong những ngày qua.
"Tại Hà Nội, có trạm đo được giá trị trung bình 24 giờ của bụi mịn PM 2.5 vượt quá giới hạn cho phép gần 2-3 lần" - Tổng cục Môi trường nêu.
Còn đối với không khí ở TP.HCM, PGS.TS Hồ Quốc Bằng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ô nhiễm không khí, thuộc Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia TP HCM cho biết không khí tại TP HCM đang ô nhiễm nghiêm trọng, chủ yếu ô nhiễm bụi (72,36% số liệu TSP quan trắc tại 12 vị trí giao thông vượt QCVN 05).
Theo kết quả khảo sát, đo đạc các nguồn phát thải do Trung tâm Nghiên cứu ô nhiễm không khí thực hiện, ô nhiễm không khí tại TP HCM đến từ 3 nguồn chính: Nguồn giao thông chiếm khoảng 50%, nguồn diện (hoạt động từ các hộ gia đình, nhà hàng, quán ăn, nông nghiệp, công trình xây dựng...) chiếm khoảng 30%, còn lại là nguồn điểm (hoạt động công nghiệp, bệnh viện, khách sạn).
Thu Hoài 17/12/2019 07:54Phạt nhà máy gây ô nhiễm 470 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 3 tháng
Nhà máy Tinh bột sắn Thừa Thiên Huế đã nhiều lần xả nước thải gây ô nhiễm môi trường, khiến cuộc sống của người dân ... |
TP.HCM mỗi năm có hơn 150 ngày ô nhiễm "quá sức"
Đề cập chất lượng môi trường không khí TP.HCM, chuyên gia khí tượng cho biết ô nhiễm không khí 'quá sức' vì 1 năm có ... |
Nhiều cơ sở gây ô nhiễm chưa phải di dời khỏi Hà Nội
Sau khi rà soát 113 cơ sở, nhà máy buộc phải di dời ở các quận nội thành, Tổ công tác liên ngành đã rà ... |
Ngày đăng: 08:07 | 17/12/2019
/ baodatviet.vn