Theo ông Dũng, việc xử lý nóng trường hợp lục bình bị dồn nén là tiết kiệm cho tỉnh, không phải lãng phí.
Liên quan đến đề xuất mua máy vớt lục bình Trung Quốc 2,6 tỷ, ngày 15/7, trao đổi với báo Đất Việt, ông Lê Quốc Dũng, Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ Long An (Sở KH&CN) cho biết, thông tin này mới chỉ có 1 chiều.
"Tôi đề xuất mua máy vớt lục bình là để xử lý nóng trường hợp lục bình bị dồn nén, sử dụng máy vớt để xử lý những trường hợp bị tắc nghẽn giao thông.
Khi lục bình mới phát sinh trên địa bàn toàn tỉnh thì mình xử lý ngay khi chưa nhân rộng, phát triển. Xử lý ngay thời điểm đó sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều", ông Dũng nói.
Theo ông Dũng, Sở đã thử nghiệm nhiều lần các thiết bị nhưng không đáp ứng được yêu cầu, riêng máy vớt lục bình của Trung Quốc mà Tây Ninh nhập về rồi sau đó có điều chỉnh lại thì phù hợp với địa phương.
"Thực tế vận hành thiết bị thời gian đầu tại điều kiện tỉnh Long An gặp khó khăn, do điều kiện cỏ và lục bình đan xen nhau ở mức độ dầy đặc.
Công ty Cổ phần Mía đường Thành Thành Công - Tây Ninh đã phối hợp với Sở KH&CN nghiên cứu, cải tiến, nâng cấp để đáp ứng được yêu cầu về cắt vớt được cỏ, đặc biệt là thiết bị hiện nay đã vận hành cắt vớt cỏ ở mức độ dầy đặc đạt hiệu quả tốt.
Trong điều kiện cần vớt lục bình thì dùng bộ hàm cắt nhập từ Trung Quốc, trong điều kiện lục bình có xen lẫn cỏ thì thay bộ hàm cắt cải tiến thiết bị cắt vớt được cả trong điều kiện cỏ dài và dầy đặc", ông Dũng nói thêm.
Máy vớt lục bình được đánh giá hoạt động tốt. Ảnh: VNE
Cũng theo ông Dũng, lục bình chiếm 1/3 diện tích mặt nước trên sông rạch ở Long An. Để vớt hết diện tích đó thì cần nguồn kinh phí rất lớn.
"Chi phí vớt lục bình hiện ngoài tiền ngân sách của tỉnh thì không còn nguồn nào khác. Bên cạnh đó, do giá thành còn khá cao và nguồn kinh phí để vận hành việc cắt vớt tương đối nhiều (30.000 đ/tấn lục bình), do đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo giao các địa phương cân đối nguồn kinh phí và chủ động tổ chức thực hiện", Giám đốc Sở KH&CN cho biết.
Về thông tin Chủ tịch tỉnh Long An bác đề nghị mua máy vớt lục bình, vị Giám đốc Sở KH&CN cho rằng: "Chủ tịch tỉnh không bác đề xuất của Sở mà nói là chi phí đó chưa phù hợp với điều kiện của tỉnh".
Trong khi trước đó, theo báo chí đưa tin, trả lời chất vấn HĐND tỉnh hôm 13/7, ông Trần Văn Cần, Chủ tịch UBND Long An cho biết, tỉnh này vừa bác đề nghị của Sở Khoa học - Công nghệ mua máy vớt lục bình 2,6 tỷ đồng.
"Vấn nạn lục bình đang là vấn đề bức xúc hiện nay, tuy nhiên, do tỉnh đang gặp khó khăn trong cân đối ngân sách, giá mua máy vớt lại quá đắt, trong khi phạm vi phục vụ không lớn", ông Cần nói
Được biết, 3 năm trước, Sở Khoa học ký hợp đồng với một đơn vị chế tạo máy vớt tại TP HCM với kinh phí hơn 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi nghiệm thu máy bị nghiêng và không băm nhỏ được lục bình nên Sở Khoa học phải tìm đối tác khác.
Gần một năm trước, Sở Khoa học - Công nghệ Long An tiếp tục đề xuất tỉnh mua máy vớt, băm nhỏ lục bình xuất xứ Trung Quốc.
Máy dài 15,2 m; rộng 5,2 m và cao 4,2 m do công ty này cùng đối tác Trung Quốc chế tạo, có thể vớt từ 2.000 đến 6.000 m2 mỗi giờ.
Máy di chuyển bằng hai bánh chèo đường kính 1,6m, lắp hai bên thân với tốc độ di chuyển 2- 3 km/h.
Cáp treo qua sông Hồng: Đề xuất mơ hồ!
Nhiều chuyên gia cho rằng đề xuất làm cáp treo vận chuyển hành khách qua sông Hồng để tránh ùn tắc là thiếu khả thi |
Đề xuất dịch vụ xác minh nhân thân với chi phí 10.000 đồng mỗi lượt
Thông tin về dân cư, dịch vụ xác minh nhân thân có thể được khai thác từ dữ liệu quốc gia về dân cư và ... |
Đề xuất bổ sung cơ chế xử phạt người mua nhà
Đó là đề xuất của ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam, khi cho rằng nếu chủ đầu ... |
Ngày đăng: 14:44 | 16/07/2018
/ http://baodatviet.vn