Bộ Tư lệnh thủ đô đề nghị trước mắt không cách ly người Việt Nam tại các khách sạn, trừ người có hộ chiếu công vụ, khách quốc tế và chuyên gia.
Thiếu tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô nêu nội dung trên tại cuộc họp trực tuyến của Bộ Quốc phòng về chống Covid-19, sáng 23/3.
Theo ông, quá trình thực hiện nhiệm vụ cách ly công dân về từ vùng dịch thời gian qua có nhiều khó khăn, vướng mắc. Lực lượng quân y của Bộ tư lệnh thủ đô rất mỏng và đơn vị này cũng chưa có xe chuyên trách vận chuyển người cách ly.
"Một số du học sinh ở khu vực châu Âu là con cháu gia đình có điều kiện, nên khi về đến sân bay Nội Bài có biểu hiện thiếu hợp tác với cơ quan chức năng. Công an, an ninh hàng không gần như phải cưỡng chế lên xe mới đưa được những thanh niên này về khu cách ly", tướng Duyệt nói và cho biết, nhiều trường hợp đã đề nghị cho cách ly tại khách sạn.
Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Tư lệnh thủ đô cho rằng cấp có thầm quyền cần thống nhất không cách ly người Việt Nam về nước tại các khách sạn. "Chúng ta không đủ nhân lực y bác sĩ để hàng ngày đến các khách sạn kiểm tra sức khoẻ, kiểm soát người bị cách ly và đề phòng lây nhiễm", ông Duyệt nói và cho rằng, chỉ trường hợp bất khả kháng, khi các đơn vị quân đội, bệnh viện dã chiến, khu lưu trú, ký túc xá... không còn thì mới sử dụng đến khách sạn xa khu dân cư để cách ly.
Thiếu tướng Nguyễn Quốc Duyệt. Ảnh: CTV |
Với thành phố Hà Nội, ông Duyệt cho hay "kiên quyết không để công dân vào cách ly tại khách sạn, vì sẽ sinh ra so sánh giữa người có tiền và không có tiền, gây bất ổn trong xã hội".
Thượng tướng Trần Đơn, Thứ trưởng Quốc phòng, yêu cầu bộ đội tăng cường giải thích chủ trương cách ly tập trung cho người dân hiểu và chia sẻ, đây là "biện pháp bắt buộc theo chỉ đạo của Chính phủ, nhằm mục đích tốt cho bản thân mỗi người, gia đình và cộng đồng".
"Quân đội có trách nhiệm lo cho toàn dân, mọi người nên ủng hộ và tự giác chấp hành, không thể xin cách ly chỗ này chỗ kia, hay xin về cách ly ở gần nhà", ông nói.
Theo Bộ tư lệnh thủ đô, những ngày qua áp lực với bộ đội thủ đô làm nhiệm vụ cách ly công dân rất lớn, khi cự ly hành quân khá xa, đơn vị xa nhất là sư đoàn 390 của Quân đoàn 1 với khoảng 150 km. Ngoài ra, các chiến sĩ còn phải vận chuyển công dân đến Hải Dương, Hưng Yên và Quân khu 3, các tỉnh trên địa bàn Quân khu 2, Quân khu 1; tần suất hoạt động liên tục khi có ngày cao điểm phải vận chuyển xuyên đêm, số lượng gần 1.700 công dân.
Bộ đội cũng đang đối mặt với nguy cơ lây nhiễm khi Bộ Tư lệnh thủ đô tổ chức 5 điểm cách ly, nhưng 4 điểm đã ghi nhận ca dương tính, một điểm hôm nay lấy mẫu xét nghiệm. Ngoài thực hiện nhiệm vụ tổ chức cách ly, các đơn vị quân đội còn phả huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
Hiện số công dân cách ly tập trung trong doanh trại quân đội là hơn 34.700 người, khoảng 18.000 người đã hết thời hạn, được trở về nhà.
Đề xuất thu phí cách ly: “Chúng tôi muốn được chia sẻ với đất nước”
“Chỉ cần mỗi người một ít, chi trả phí ăn ở khi cách ly, hoặc có điều kiện hơn nữa trả theo nhu cầu ở ... |
Hà Nội đề xuất mở bến xe khách lúc 0h: Lo "vỡ" quy hoạch luồng tuyến
Đề xuất mở bến xe sau 0h của Hà Nội đang nhận nhiều phản ứng trái chiều, nhiều người lo vỡ quy hoạch luồng tuyến ... |
Báo cáo Thủ tướng đề xuất việc thu phí ăn, ở của người thuộc diện cách ly
Ban chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế có nhiệm vụ đề xuất cụ thể việc thu phí (ăn, ở…) của người thuộc diện cách ... |
Ngày đăng: 13:35 | 23/03/2020
/ vnexpress.net