2 phương án hạn chế xe máy đang được ngành GTVT Hà Nội tính toán. Đó là hạn chế xe máy theo các quận - với 4,74 triệu dân (chiếm 52% dân số toàn thành phố) sẽ bị ảnh hưởng. Và phương án hạn chế theo vành đai.

Vẫn là những dữ liệu về “tình trạng xe máy”. Số lượng tăng 6,7%, tỉ lệ sở hữu 760 xe/1.000 dân.

Số liệu trên không sai. Tốc độ, mật độ ấy là khủng khiếp.

Nhưng lại thiếu nguyên do sâu xa: Rằng các phương tiện công cộng không đủ để đáp ứng nhu cầu, để có thể trở thành một lựa chọn khác ngoài xe máy.

Xét cùng yếu tố lưu thông trên mặt đường, cùng một lượng người chuyên chở thì diện tích chiếm dụng của xe máy gấp 6,8 lần xe buýt, và là nguyên nhân dẫn tới ùn tắc giao thông. Tính toán này cũng tuyệt đối đúng.

Nhưng cũng không ai phân tích thêm: Lý do người dân không chọn phương tiện giao thông công cộng là vì chúng vừa ít vừa quá bất tiện.

Hạn chế xe máy, cấm xe máy luôn là vấn đề phức tạp, nhạy cảm liên quan đến cuộc sống của đại bộ phận người dân. Bởi ngoài ý nghĩa phương tiện phổ biến mang tính chất “đôi chân” của người dân, bởi ngoài việc “sinh kế” cho một bộ phận không nhỏ người dân thì thực tế giao thông công cộng còn quá ít.

Chính Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Vũ Văn Viện từng công bố số liệu: Đến hết năm 2019, dự kiến hệ thống xe buýt tại Hà Nội đáp ứng khoảng 17,3% và vào năm 2020 tỉ lệ này đạt khoảng 20% đến 21%.

17,3 hay 20%, có nghĩa là mới chỉ đáp ứng thuần túy về mặt con số 1/5 nhu cầu đi lại của dân.

Không phải vô cớ mà chính Viện Chiến lược phát triển giao thông đặt vấn đề chỉ nên dừng hoạt động xe máy khi hệ thống vận tải công cộng đáp ứng được ít nhất 60,5% đi lại của người dân. Không vô cớ khi việc hạn chế cần có các điều kiện: Có 8 tuyến đường sắt đô thị, 200 tuyến buýt, 35.000 taxi, hơn 50.000 xe hợp đồng, khoảng 20 tuyến buýt mini và 10.000 xe đạp công cộng”.

Không phải vô cớ các đề án, dự án, phương án cấm, hay hạn chế chưa bao giờ đạt được sự đồng thuận trong dân, khi mà tuyến đường sắt đô thị đầu tiên vẫn nằm ườn cả mấy chục km bêtông ở đó chưa biết ngày vận hành, chưa hiểu kết nối bằng gì, chưa hề rõ hiệu quả.

Hạn chế xe máy để giao thông công cộng phát triển là một luận điểm thiếu sức thuyết phục. Bởi nếu giao thông công cộng phát triển đủ mạnh, thủ thuận lợi, đủ rẻ, có lẽ chuyện cấm hay hạn chế phương tiện cá nhân sẽ không còn phải bàn tới nữa. Bởi vì khi ấy, không cần cấm, người dân cũng sẽ tự giác bỏ xe máy mà dùng các phương tiện công cộng.

de nguo i dan tu gia c bo xe ma y Hà Nội tiếp tục đề án cấm xe máy và thu phí ô tô vào nội đô thế nào?
de nguo i dan tu gia c bo xe ma y Hà Nội sẽ cấm xe máy, thu phí ô tô nội đô năm 2030
de nguo i dan tu gia c bo xe ma y Hà Nội dự kiến thu phí phương tiện, hạn chế xe máy theo vành đai

Ngày đăng: 19:00 | 26/10/2019

/ laodong.vn