Hàng đoàn người rồng rắn xếp hàng từ tờ mờ sáng trong Ngày Thần Tài (25.2, tức mùng 10 tháng giêng âm lịch) để mua vàng càng khẳng định nhu cầu và niềm tin với vàng trong dân còn rất lớn.

vàng

dau la gia i pha p huy do ng 500 ta n vang nha n ro i trong dan

Người dân xếp hàng mua vàng Ngày Vía Thần Tài mùng 10 tháng giêng âm lịch tại một cửa hàng vàng ở Hà Nội chiều 25.2. Ảnh: HẢI NGUYỄN

Vấn đề là, cơ quan quản lý nhà nước cần làm gì để khoảng 500 tấn vàng trong dân hiện nay được huy động bổ sung nguồn vốn quan trọng để đưa vào sản xuất kinh doanh phục vụ đầu tư phát triển kinh tế xã hội thay vì vàng “bỏ ống bơ, chôn chân giường”, vàng “nằm chết” trong tủ?

Huy động vàng: Bài toán khó

Bà Mai Huyền - một người dân ở Cầu Giấy (Hà Nội) - cầm trên tay xấp tiền lên đến vài chục triệu đồng cho biết: “Cũng như mọi năm, đến ngày Thần tài là gia đình chúng tôi mua một ít vàng, tối thiểu là một chỉ vàng, nhiều có thể là cả lượng để mong việc làm ăn phát đạt và cũng có thêm được một khoản “găm” vào tủ”. “Giữ vàng bây giờ là yên tâm hơn cả - bà Huyền khẳng định - rất nhiều người cũng có tâm lý như vậy và họ nhờ tôi mua vàng dịp này dù giá đã tăng khá nhiều so với ngày thường”.

Trong khi đó ông Nguyễn Văn Thắng - một công chức ở Hà Đông nêu lý do mua vàng của gia đình: “Thực tế thì mấy năm nay, giá vàng ít biến động. Hơn nữa, việc nhà nước chỉ giữ hộ vàng chứ không trả lãi suất nhiều năm nay cũng khiến chúng tôi mang về két sắt góc nhà để trữ vàng. Biết là làm thế thì tài sản chỉ “nằm im” không sinh sôi, tái sản xuất được và cũng thiếu an toàn nhưng không còn cách nào khác. Nếu gửi vàng cho nhà nước, vừa đảm bảo an toàn, vừa có lãi thì có thể chúng tôi sẽ tính”.

500 tấn vàng “nằm im” trong dân là con số đã được công bố và câu chuyện làm thế nào để khoản vốn khổng lồ này không thành vốn chết đã được các đại biểu Quốc hội chất vấn Thống đốc Ngân hàng Lê Minh Hưng tại kỳ họp hồi cuối năm 2017 vừa qua. Vấn đề này, ngay thống đốc cũng chưa có lời giải thích cặn kẽ và thỏa đáng, ông chỉ có thể nói: “Quan điểm chúng ta đã rất thành công, thị trường vàng ổn định và đang điều tiết. Trước đây vàng, ngoại tệ có nhiều kênh tác động gây lạm phát, bất ổn cho nền kinh tế. Trong nhiều năm vừa qua, thị trường vàng đã rất ổn định, chúng ta không phải mất ngoại tệ để nhập khẩu vàng, trên thực tế chúng ta đã chuyển hoá một phần lớn từ vàng sang nền kinh tế”.

Thực tế từ trước đó nửa năm, Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương nghiên cứu, có giải pháp phù hợp huy động nguồn vốn vàng, ngoại tệ nhàn rỗi trong dân để phục vụ đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.

Đến cuối năm 2017, tại Hội thảo khoa học “Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực phát triển đất nước hiện nay - Vấn đề và giải pháp” - nguyên PCT Nước Nguyễn Thị Doan cũng đặt lại vấn đề này khi cho rằng “nguồn lực tiền, vàng trong dân rất nhiều nhưng không huy động được để làm đường, làm trường, trong khi huy động để xây chùa, đúc chuông lại rất nhanh”.

Như vậy để thấy, câu chuyện huy động vàng trong dân được nhắc đi nhắc lại nhiều năm nay và ngày càng nóng. Song, nó là bài toán khó có lời giải. Trước đây, Ngân hàng Nhà nước cũng đã từng cho các ngân hàng thương mại huy động vàng, sau đó bộc lộ nhiều bất cập như tình trạng đầu cơ dẫn đến nhiều đợt biến động tỉ giá USD và vàng, nhiều ngân hàng và cá nhân đã thua lỗ lớn do kinh doanh vàng. Ngân hàng Nhà nước phải tốn kém nhiều ngoại tệ để nhập vàng để các ngân hàng kết thúc huy động vàng. Cuối tháng 11.2012, hoạt động huy động vàng của các ngân hàng đã bị chấm dứt, thay vào đó là chỉ giữ hộ vàng có thu phí. Đây rõ ràng là bài học lớn, đắt giá mà khi đưa vấn đề huy động vàng cần phải tính toán kỹ.

dau la gia i pha p huy do ng 500 ta n vang nha n ro i trong dan
Người dân xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài mùng 10.1 âm lịch. Ảnh: HẢI NGUYỄN

Tranh cãi

Cuối năm 2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Trong đó có nội dung đáng quan tâm là dự thảo nghị định đề xuất: Hoạt động huy động vàng từ tổ chức, cá nhân và hoạt động kinh doanh vàng tài khoản là hoạt động do nhà nước độc quyền thực hiện.

Vấn đề này cũng đã ngay lập tức gây tranh cãi. Người dân đặt câu hỏi là “NHNN sẽ huy động vàng trong dân thế nào? Có trả lãi không hay chỉ lại giữ hộ? Khi gửi vàng vào thì có được rút vàng ra hay quy đổi theo VNĐ?... Còn các chuyên gia cũng đưa ra những ý kiến: “Tại sao không thành lập sở giao dịch vàng QG như đề xuất của Hiệp Hội kinh doanh vàng? Lực lượng NHNN quá mỏng, không thể đủ để “ôm” độc quyền”.

Việc huy động vàng trong dân được nhiều chuyên gia ủng hộ, chẳng hạn như TS Cấn Văn Lực đưa ra đề xuất “nghiên cứu phát hành chứng chỉ vàng, chứ không mở tiệm vàng hay ngân hàng đứng ra nhận vàng như trước. Người dân có thể cầm chứng chỉ vàng đi vay vốn ngân hàng, cầm cố, thế chấp. Có như vậy mới lôi được vàng trong dân để đưa vào sản xuất kinh doanh. Theo tôi, cách làm này sẽ không sợ tăng vàng hóa, tăng USD hóa. Ngân hàng sẽ không trả lãi với chứng chỉ đó, chỉ để cầm cố vay vốn, thế chấp”.

Theo TS Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng VEPR - nếu thực hiện huy động, vàng sẽ mang thêm chức năng là phương tiện lưu thông tương tự như tiền. Khi có thêm chức năng này, nhu cầu về vàng sẽ tăng lên thay vì giảm xuống. “Cộng với những kích hoạt khác từ phía cầu (như trường hợp Brexit khiến giá vàng thế giới tăng hiện nay), sẽ tạo ra những cú sốc tích trữ, đầu cơ, khiến thị trường bất ổn và dễ tổn thương hơn. Đây sẽ là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng vàng hóa trở lại” - TS Thành nhận định.

Ở một trạng thái khác, TS Lưu Bích Hồ - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển, Bộ KHĐT - lại hoài nghi: “Nếu không làm rõ được hiệu quả kinh doanh vốn của người dân thì khó huy động được vàng của dân để làm động lực phát triển kinh tế”.

Lời giải

Trở lại vấn đề mà nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan đặt ra là “nguồn lực tiền, vàng trong dân rất nhiều nhưng không huy động được để làm đường, làm trường, trong khi huy động để xây chùa, đúc chuông lại rất nhanh” thì có vẻ như câu chuyện ở đây là lòng tin.

Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cũng đặt ra giải pháp dài hạn chính là lòng tin khi cho rằng, khi áp dụng những trần lãi suất 0% với cả vàng và USD thì không có nghĩa là chúng ra không huy động những nguồn lực này mà nguồn lực đó đã chuyển hóa vào kinh doanh. Giải pháp huy động vàng trong dân căn cơ nhất, bền vững, khả thi nhất đó là Chính phủ và các bộ, ngành cần kiên định mục tiêu điều hành ổn định kinh tế vĩ mô, qua đó tạo lập niềm tin cho người dân vào đồng Việt Nam. Trên cơ sở đó người dân cũng hạn chế việc bỏ vào tài sản tài chính như vàng, ngoại tệ. Tuy nhiên, việc này cần có lộ trình để chuyển hóa phù hợp nguồn lực.

TS Lưu Bích Hồ cũng đưa ra giải pháp: “Thay vì nhà nước huy động vàng trong dân để sản xuất, sao không có cách thức để cho dân không muốn giữ vàng nữa, bởi nó không có lãi, phải thay vì đầu tư vào vàng, bằng việc bán vàng để gửi tiết kiệm. Gửi vàng giá cao người ta mới gửi, người ta sẽ không bỏ vàng ra mua trái phiếu của Chính phủ”.

Nghĩa là sẽ rất khó có một mệnh lệnh hành chính “ép” người dân phải gửi vàng, mà cần tạo lòng tin cho dân thay vì găm giữ vàng phòng thân...

dau la gia i pha p huy do ng 500 ta n vang nha n ro i trong dan Đổ xô đi mua vàng ngày Thần Tài: Thánh thần cũng choáng váng

Hàng nghìn, hàng vạn người chen chúc đến nghẹt thở để mua cho được vàng vào ngày “vía Thần Tài”, mặc dù chẳng có cơ ...

dau la gia i pha p huy do ng 500 ta n vang nha n ro i trong dan Người gặp Thần Tài hôm nay chỉ có \'nhà vàng\'?

Nhiều chuyên gia nhìn nhận người dân chen nhau mua vàng trong ngày vía Thần Tài mang ý nghĩa văn hóa nhưng thực tế năm ...

Ngày đăng: 08:59 | 26/02/2018

/ https://laodong.vn