Tại hội nghị hiệu trưởng các trường sư phạm do Bộ GD&ĐT vừa tổ chức, một lần nữa câu chuyện về đào tạo nhân lực ngành sư phạm lại được đề cập. Bộ GD&ĐT đã đưa ra giải pháp: Đào tạo sư phạm gắn với nhu cầu sử dụng, giao chỉ tiêu theo đặt hàng của địa phương và năng lực của cơ sở đào tạo.

Tất nhiên, giải pháp này không phải lần đầu tiên được đề cập. Thực trạng thừa - thiếu nhân lực ngành sư phạm đã tồn tại hàng chục năm qua, chưa được khắc phục.

Nguyên nhân chưa hẳn bởi sự “cho không” trong đào tạo, nhưng theo quy luật, mọi sự cho không trong thời gian kéo dài mà không “đắt” sẽ thực sự trở nên… mất giá.

Liên hệ với việc miễn học phí cho sinh viên sư phạm suốt thời gian qua, theo các chuyên gia, hiện cả “của cho” và “cách cho” đều không còn phù hợp.

dat hang dao tao

Một chính sách nhân văn không đủ khuyến khích người học, cũng sớm nên xem xét và điều chỉnh để tránh lãng phí.

Ở thời điểm này, vẫn đang tồn tại những quan điểm trái chiều, cùng băn khoăn để ngỏ xung quanh việc có nên miễn học phí cho sinh viên sư phạm hay không.

Theo TS Hoàng Ngọc Vinh- nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT), đã đến lúc cần điều chỉnh lại chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm.

Rằng trước đây miễn học phí để thu hút người giỏi vào sư phạm nhưng hiện cung đã vượt xa cầu. Nếu không thể thực hiện cùng lúc miễn học phí, cấp học bổng và phân công công tác thì nên tiến tới dừng lại việc này.

Vừa rồi, Hội nghị hiệu trưởng các trường sư phạm đã tập trung thảo luận các vấn đề về đổi mới tuyển sinh; mở ngành đào tạo sư phạm năm 2018; giao nhiệm vụ về đào tạo, bồi dưỡng chuẩn bị đội ngũ nhà giáo đáp ứng Chương trình phổ thông mới; tái cấu trúc các trường sư phạm; chính sách học phí sinh viên sư phạm…

Giải pháp được các đại biểu nêu ra là đào tạo sư phạm phải gắn với nhu cầu sử dụng. Cụ thể, UBND các tỉnh, TP xác định nhu cầu nhân lực sư phạm trong các giai đoạn trung và dài hạn, xây dựng kế hoạch đặt hàng, tuyển dụng và phân công công việc sau khi đào tạo.

Các cơ sở đào tạo xây dựng đề án tuyển sinh cho từng ngành đào tạo giáo viên trên cơ sở đề xuất của địa phương và năng lực của cơ sở, đảm bảo các điều kiện chất lượng theo quy định hiện hành.

Bộ GD&ĐT sẽ giao chỉ tiêu đào tạo sư phạm theo cơ chế đặt hàng dựa trên cơ sở nhu cầu của địa phương và năng lực của cơ sở đào tạo.

Cùng với đó, các giải pháp về tài chính cũng được thảo luận theo hướng ngân sách nhà nước cấp cho các cơ sở giáo dục ĐH theo định mức kinh tế kỹ thuật qua việc giao chỉ tiêu và kết quả tuyển sinh.

Việc giao chỉ tiêu cần rà soát quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo sư phạm, có điều kiện đảm bảo chất lượng. Đồng thời cần có chính sách điểm sàn riêng đối với ngành sư phạm để tuyển sinh được những người khá, giỏi.

Vậy việc tái cấu trúc ngành sư phạm sẽ theo hướng nào? Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định, đây là xu hướng tất yếu nhưng cần có lộ trình, trong đó cần có khung đánh giá kỹ thực trạng các trường sư phạm hiện nay để tìm ra những vấn đề còn vướng và tham chiếu với kinh nghiệm của một số nước.

Trước mắt, đã đến lúc, ngành sư phạm phải chấm dứt tình trạng đào tạo ra không sử dụng.

Theo đó, ngành giáo dục thống nhất rằng từ năm 2018 chỉ tiêu tuyển sinh các trường sư phạm phải gắn chặt với nhu cầu sử dụng.

Học sinh vào học ngành sư phạm phải là những học sinh ưu tú nhất, quyết tâm để năm 2018 điểm đầu vào sư phạm nằm trong top đầu, các trường không vì chạy theo chỉ tiêu mà chấp nhận điểm đầu vào thấp.

Còn đối với tình trạng dư thừa giáo viên những năm trước để lại, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, đây là việc chưa thể khắc phục ngay nhưng phải làm từng bước.

Từ yêu cầu đào tạo theo nhu cầu xã hội, nhìn rộng ra hẳn không chỉ là chuyện của ngành sư phạm.

Theo thông tin mới nhất từ Bộ LĐTB&XH cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp công bố, số người thất nghiệp có trình độ ĐH trở lên đột ngột tăng mạnh trong quý III/2017.

Cụ thể, sau hai quý liên tiếp tỷ lệ thất nghiệp của nhóm có trình độ ĐH giảm còn 2-3%, thì sang quý III/2017 đã đột ngột tăng mạnh 4,5%.

Số người thất nghiệp có trình độ ĐH trở lên là 237.000 người, tăng 53.900.000 người so với quý II. Như vậy, do cung vượt quá cầu, do đào tạo chưa gắn với nhu cầu xã hội nên tỉ lệ thất nghiệp của cử nhân là minh chứng rõ nhất.

Doanh nghiệp cần nguồn lao động lớn nhưng không tìm được người phù hợp do không đáp ứng được nhu cầu, là câu chuyện không mới nhưng lại vô cùng nghiêm trọng trong giai đoạn hiện nay, khi mà sự cạnh tranh của lao động nước ngoài vào Việt Nam ngày càng khốc liệt.

Các nhà tuyển dụng cũng chỉ ra rằng, đại đa phần sinh viên ĐH mới ra trường không kịp tiếp cận yêu cầu về công việc, buộc phải đào tạo lại…

Đây là sự lãng phí lớn trong đào tạo ĐH nói chung hiện nay.

Trở lại với thực trạng ngành sư phạm, những trăn trở của những thầy cô giáo mà chúng tôi đã gặp hoàn toàn có cơ sở, bởi đã nhiều năm trở lại đây, học xong ngành sư phạm, sau khi ra trường, các sinh viên phải vất vả đi xin việc, phải đi làm nhân viên tiếp thị, chạy xe ôm…

Không ít sinh viên may mắn xin được việc thì lại phải lặn lội tới vùng sâu, vùng xa để dạy học.

Tuy khó khăn, vất vả, nhưng lại chỉ được tuyển dụng ở chế độ hợp đồng ngắn hạn, có thể mất việc bất cứ lúc nào. Tâm lý phập phồng khiến họ chưa thực sự yên tâm, nhiệt huyết giảng dạy.

dat hang dao tao Cẩn thận rối như canh hẹ, thưa thầy Bộ trưởng

“Vào học ngành sư phạm phải là những học sinh ưu tú nhất, quyết tâm để năm 2018, điểm đầu vào sư phạm nằm trong ...

dat hang dao tao Miễn hay không miễn học phí?

Trong 20% ngân sách quốc gia chi cho ngành giáo dục, có ý kiến cho rằng việc miễn học phí cho sinh viên sư phạm ...

Ngày đăng: 22:00 | 29/12/2017

/ Vi Cầm/Đại Đoàn Kết