Xây dựng khu vực Lý Sơn - Bình Châu thành Công viên Địa chất toàn cầu, giai đoạn 2017 - 2024

dao ly son sap duoc cong nhan la cong vien dia chat toan cau Lý Sơn khuyến khích du khách trồng cây xanh lưu niệm lại đảo
dao ly son sap duoc cong nhan la cong vien dia chat toan cau Hòn đảo thiên đường Lý Sơn trong bộ ảnh \'Dấu ấn Việt Nam\'
dao ly son sap duoc cong nhan la cong vien dia chat toan cau
Quảng Ngãi sẽ trở thành Công viên Địa chất toàn cầu với trung tâm công viên địa chất là đảo Lý Sơn. Ảnh: MH

Theo thông tin từ Bộ TNMT, Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã thông qua phương án dành gần 50 tỉ đồng để thực hiện Đề án xây dựng khu vực Lý Sơn - Bình Châu thành Công viên Địa chất toàn cầu, giai đoạn 2017 - 2024. Cùng với đó, tỉnh sẽ hợp tác với Viện Khoa học địa chất Việt Nam hoàn thiện hồ sơ liên quan, sớm trình UNESCO công nhận.

Theo Đề án, đảo Lý Sơn - hạt nhân của Công viên Địa chất toàn cầu sẽ được mở rộng ra phạm vi 40km kéo dài đến xã Bình Châu, huyện Bình Sơn và các vùng phụ cận.

Đề án chia làm 2 giai đoạn thực hiện. Từ nay đến năm 2018 tập trung xây dựng hồ sơ bảo tồn và phát triển Công viên Địa chất Lý Sơn. Từ năm 2019 - 2023 tập trung phát triển bền vững công viên.

Hướng phát triển bền vững được đưa ra là xây dựng công viên gắn kết di sản với cộng đồng. Chính người dân sẽ hưởng lợi từ di sản và bảo vệ di sản cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Tỉnh Quảng Ngãi chủ trương xây dựng theo hướng bền vững lâu dài và giữ gìn được nguyên trạng địa chất.

Trước đó, tháng 4.2016, đoàn chuyên gia địa chất của UNESCO đã khảo sát trầm tích núi lửa ở khu vực biển Bình Châu - Lý Sơn và vùng phụ cận. Sau khi khảo cứu địa chất cả trên bờ lẫn dưới nước, các chuyên gia khẳng định, khu vực này là một “công viên” núi lửa hiếm có trên thế giới. Đó là kết quả của những đợt phun trào núi lửa có niên đại hàng triệu năm trước.

GS. TS Ibrahim Koomo - Phó Chủ tịch Hiệp hội Mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu cho rằng, khu vực biển này hoàn toàn có thể trở thành công viên địa chất toàn cầu, hơn nữa nơi đây có thể xem là “viện bảo tàng tự nhiên về hoạt động núi lửa” hiếm hoi trên thế giới.

Chuyên gia khảo cổ học dưới nước Nguyễn Tuấn Lâm cho biết, hiếm thấy nơi nào có kết cấu địa chất núi lửa trải rộng và đẹp như ở vùng biển Bình Châu - Lý Sơn. Càng khám phá càng thấy nhiều dấu tích đẹp, nhất là những trầm tích núi lửa dưới đáy biển nhấp nhô và gắn kết với lớp trầm tích trên bờ.

Còn theo PGS-TS Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Khoa học địa chất khoáng sản, vùng biển Bình Châu, Lý Sơn và vùng phụ cận có những lớp địa chất vô cùng phong phú và đa dạng, đánh dấu nhiều đợt chuyển biến của vỏ trái đất trong quá trình tạo núi, biển cách đây hàng triệu năm.

Ở những địa điểm như chùa Hang, Hang Câu, Giếng Tiền (Lý Sơn) có các vách kiến tạo được biển bào mòn cực kỳ ấn tượng, thể hiện rõ qua các lớp trầm tích núi lửa có niên đại khoảng 10 triệu năm, gắn liền với sự hình thành, tách giãn biển Đông ở khu vực Đông Nam Á.

Còn tại địa điểm như Ba Làng An, Thạch Ky Điếu Tẩu, Cổ Lũy Cô Thôn… (biển Bình Châu), có những tầng địa chất đa dạng loại đất đá, tiêu biểu cho các thời kỳ phun trào núi lửa khác nhau, tạo nên những tuyệt phẩm tự nhiên được sinh ra từ sự tương tác giữa biển và núi lửa.

https://laodong.vn/di/dao-ly-son-sap-duoc-cong-nhan-la-cong-vien-dia-chat-toan-cau-551298.ldo

Ngày đăng: 11:52 | 26/08/2017

Theo Lao động /