Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, trường hợp người dân đánh chết đối tượng trộm chó không phải là tài sản của mình mà do bị kích động, bức xúc thay cho những người chủ sở hữu thì sẽ phải chịu trách nhiệm theo Khoản 1 Điều 93 BLHS với tình tiết định khung theo điểm n “có tính chất côn đồ”.
Một kẻ trộm chó bị dân vây đánh. Ảnh TL. |
Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, trường hợp người dân đánh chết đối tượng trộm chó không phải là tài sản của mình mà do bị kích động, bức xúc thay cho những người chủ sở hữu thì sẽ phải chịu trách nhiệm theo Khoản 1 Điều 93 BLHS với tình tiết định khung theo điểm n “có tính chất côn đồ”.
Gần đây, trên địa bàn cả nước xảy ra nhiều vụ đánh chết kẻ trộm chó hoặc nghi ngờ kẻ bắt trộm chó. Đã có rất nhiều vụ án được TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử về các hành vi liên quan đến việc xâm hại tính mạng người khác.
Cách đây gần 1 tuần, vào trưa 12.10, Nguyễn Ngọc Ban (28 tuổi) và Lê Văn Hòa (cùng ở xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đi trộm chó ở địa bàn huyện Phú Xuyên. Tuy nhiên, sau khi câu trộm được 4 con chó, Hòa và Ban bị người dân phát hiện, đuổi đánh. Ban bị đánh gục, tử vong tại chỗ, còn Hòa đã tới UBND xã Quang Trung trình báo và khai nhận việc đi trộm chó bị đánh. Luật sư Nguyễn Anh Thơm - Đoàn luật sư Hà Nội đã có những chia sẻ làm rõ hơn về vấn đề này.
Theo luật sư Thơm, Điều 19 Hiến pháp 2013 qui định: Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật. Trong vụ án này, 2 đối tượng đã có hành vi bắt trộm 4 con chó. Nếu kết luận định giá tài sản 4 con chó từ 2 triệu đồng trở lên thì các đối tượng sẽ phải chịu trách nhiệm về tội trộm cắp tài sản theo Điều 138 BLHS. Nếu 4 con chó có giá dưới 2 triệu đồng thì các đối tượng sẽ bị xử phạt hành chính.
Xét hành vi của các người dân đã sử dụng vũ lực ngoài những trường hợp cho phép theo quy định của pháp luật, xâm phạm đến tính mạng người khác gây hậu quả chết người đã có dấu hiệu phạm tội giết người. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 93 BLHS.
Từ những chứng cứ nêu trên, luật sư Nguyễn Anh Thơm nhận định: “Xét hành vi đánh chết đối tượng trộm chó nếu là tài sản của mình bị mất trộm thì được xem là người bị hại có lỗi. Trong trường hợp này, người thực hiện hành vi đánh chết trộm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 2 Điều 93 BLHS là có căn cứ, đúng với bản chất hành vi phạm tội.
Trường hợp người dân đánh chết trộm chó không phải là tài sản của mình mà do bị kích động, bức xúc thay cho những người chủ sở hữu thì sẽ phải chịu trách nhiệm theo Khoản 1 Điều 93 BLHS với tình tiết định khung theo điểm n “có tính chất côn đồ”.
Ngoài ra, luật sư Thơm cũng chia sẻ, khi phát hiện đối tượng đang thực hiện hành vi trộm cắp tài sản thì bất cứ người dân nào cũng có quyền bắt giữ người phạm tội quả tang và áp giải hoặc thông báo ngay cho các cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật. Không vì bức xúc mất tài sản mà xâm phạm đến tính mạng người phạm tội.
\'Không đánh chết cẩu tặc thì nó đánh chết mình\'
Chị B cho rằng, vì muốn đảm bảo tình hình an ninh thôn, xóm mà gia đình anh Thức đang phải đối diện với muôn ... |
NÓI THẲNG: Trộm chó cũng là con người, sao đánh chết họ?
Người bị trộm chó chỉ mất tài sản còn cẩu tặc thì mất mạng, lẽ nào xem mạng chó hơn mạng người hay sao? Đừng ... |
Vụ án Giám đốc viện Nhi bày mưu giết vợ từng chấn động Hà Nội: Chân dung vị bác sĩ tài giỏi (Kỳ 1)
Vụ án tưởng chừng như sẽ bị chôn vùi, người xấu số sẽ phải ôm nỗi oan khuất xuống cửu tuyền thì bất ngờ sự ... |
https://laodong.vn/phap-luat/danh-ke-trom-cho-tu-vong-bi-xu-ly-nhu-the-nao-570805.ldo
Ngày đăng: 21:49 | 18/10/2017
/ Lao động