Với một chiến trường quá khốc liệt và cái chết hiện hữu mỗi ngày, lính Mỹ tìm đến heroin như một cách để quên đi thực tại của cuộc chiến.
Theo các báo cáo được Mỹ công bố vào năm 1971, có tới 15% số binh lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam được xác định là đã từng sử dụng heroin. Con số này được xác định không chỉ bao gồm binh lính mà có cả các sĩ quan chỉ huy. Nguồn ảnh: Smith.
Đây là một thực trạng cực kỳ đáng lo ngại vì cũng trong thời gian này, binh lính Mỹ đang được gửi dần về nhà để Mỹ "rút lui trong danh dự" và họ đang cố gắng tách mình ra khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Steemit.
Những binh lính Mỹ sau khi được về nước phần lớn sẽ giải ngũ và sẽ tiếp tục tình trạng nghiện ngập của mình mà không thể bỏ được. Số lượng binh lính Mỹ được gửi về nước mỗi ngày lên tới 1000 người trong năm 1971 dẫn đến việc xã hội Mỹ xuất hiện thêm quá nhiều người nghiện cùng một lúc. Nguồn ảnh: Next.
Theo các báo cáo sau này của Quân đội Mỹ, các lý do dẫn đến việc binh lính của họ sử dụng quá nhiều chất kích thích trong cuộc chiến đó là do quá căng thẳng và áp lực khi phải chiến đấu không ngừng nghỉ, thiếu các nhu cầu giải trí thiết yếu và heroin quá... dễ mua ở miền Nam Việt Nam khi đó. Nguồn ảnh: Atlantic.
Cụ thể, binh lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam thường xuyên bị tấn công bất ngờ vào ban đêm, điều đó khiến cho đầu óc họ luôn căng thẳng và để tỉnh táo họ buộc phải sử dụng các loại chất kích thích liều lượng cao. Nguồn ảnh: Dailymail.
Ngoài ra, sử dụng chất kích thích cũng là một cách binh lính Mỹ giữ cơ thể và đầu óc trong trạng thái tỉnh táo và khỏe mạnh để chiến đấu trong những trận chiến giằng co kéo dài nhiều ngày đêm liên tục giữa họ với quân giải phóng. Nguồn ảnh: Vietnamvet.
Chất gây nghiện dễ kiếm nhất trong quân đội Mỹ chính là Morphine. Vốn là một loại thuốc giảm đau được chiết xuất từ nhựa cây anh túc, loại cây này vốn có liều lượng gây nghiện rất thấp nhưng cũng đủ để người sử dụng giảm bớt đi cảm giác đau và mục đích chính của loại thuốc này vốn là để giảm đau cấp tốc trên chiến trường. Nguồn ảnh: WW2.
Mỗi binh lính Mỹ trên chiến trường Việt Nam đều có thể tiếp xúc với Morphine một cách dễ dàng vì thứ thuốc giảm đau cấp tốc này có đầy trong các kho quân nhu của Mỹ. Việc sử dụng Morphine liên tục sẽ khiến người lính bị nghiện và đòi hỏi phải tăng liều lượng thuốc. Nguồn ảnh: Halo.
Lúc này, họ sẽ tìm đến ma túy và heroin. Những chất kích thích này được bán rất rộng rãi tại Sài Gòn thời bấy giờ, thậm chí các tướng lĩnh thoái hóa biến chất của Quân đội Sài Gòn còn sử dụng cả các đoàn xe quân sự có vũ trang tận răng để áp tải ma túy từ tận Thái Lan về Sài Gòn và phân phối cho lính Mỹ. Nguồn ảnh: Mash.
Với phụ cấp của binh lính Mỹ, họ hoàn toàn có thể sử dụng ma túy một cách thoải mái ở miền Nam Việt Nam. Thậm chí ma túy và heroin còn tìm được đường ra những mặt trận nóng bỏng nhất của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Mash.
Hội chứng chiến tranh và những áp lực tâm lý cũng được coi là một trong những lý do khiến binh lính Mỹ phải sử dụng chất kích thích ngay cả khi họ đã quay trở về nước. Ước tính khoảng 11% binh lính Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam bị mắc hội trứng chiến tranh, để lại ảnh hưởng to lớn về mặt tâm lý của họ sau khi họ trở về nhà và thậm chí tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Encyc.
Rõ ràng, sau những năm tháng chiến đấu ở Việt Nam, nước Mỹ đã phải gánh chịu một hậu quả rất lớn, thậm chí tới tận ngày nay họ vẫn tiếp tục phải chịu đựng hậu quả đó. Nguồn ảnh: Emaze.
“Những ngày cuối cùng của Mỹ ở Việt Nam: Từ Sài Gòn tới Nhà Trắng - Những gì tôi nhìn thấy khi Mỹ thua cuộc” (Phần 2)
LTS: David Hume Kennerly là một nhiếp ảnh gia, một nhà báo Mỹ, từng giành giải Pulitzer năm 1972 cho những bức ảnh chụp về ... |
“Những ngày cuối cùng của Mỹ ở Việt Nam: Từ Sài Gòn tới Nhà Trắng - Những gì tôi nhìn thấy khi Mỹ thua cuộc” (Phần 1)
LTS: David Hume Kennerly là một nhiếp ảnh gia, một nhà báo Mỹ, từng giành giải Pulitzer năm 1972 cho những bức ảnh chụp về ... |
Ngày đăng: 17:53 | 15/05/2019
/ http://danviet.vn