Cuộc bầu cử Tổng thống Nga đến năm 2018 mới diễn ra, nhưng ngay từ bây giờ nó đã “nóng” lên với những diễn biến được xem là sẽ hồi hộp, gay cấn.

Ăn miếng trả miếng

“Thời gian qua, chúng tôi đã gửi thông báo chính thức cho các đồng nghiệp Mỹ và khẳng định rằng, sau khi cân nhắc quyết định của phía Washington, không cho phép quan chức ngoại giao Nga theo dõi kỳ bầu cử Mỹ diễn ra vào tháng 11/2016, chúng tôi sẽ hành động dựa trên nguyên tắc có đi có lại”, hãng thông tấn TASS dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov nói cuối tuần qua.

dang sau viec nga co the cam my quan sat bau cu tong thong

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov.

Tuy nhiên Thứ trưởng Ryabkov lưu ý cá nhân ông không thấy có vấn đề gì nếu công dân Mỹ tới Nga theo dõi kỳ bầu cử này. “Điều đó sẽ được quyết định khi chúng tôi bàn thảo về quy định theo dõi bầu cử quốc tế, dựa trên những điều kiện công bằng và những yếu tố khác”, ông nói.

Trước đó, phát ngôn viên Thượng viện Nga Valentina Matviyenko nhận định, số lượng quan sát viên quốc tế theo dõi kỳ bầu cử diễn ra vào ngày 18/3 năm sau này sẽ cao nhất từ trước tới nay.

“Với sự tham gia của các quan sát viên cả trong và ngoài nước sẽ giúp chúng ta đạt được mục tiêu đánh giá kỳ bầu cử, đồng thời cho thấy tính hợp pháp của kết quả bỏ phiếu. Tôi tự tin rằng số lượng quan sát viên sẽ phá vỡ mọi kỷ lục trước đó, bởi luôn có một sự quan tâm rất lớn đến những kỳ bầu cử thế này”, bà Matviyenko nói.

Những diễn biến trên xuất hiện trong bối cảnh những căng thẳng giữa Moscow và Washington xung quanh kỳ bầu cử năm ngoái tại Mỹ vẫn chưa chấm dứt hoàn toàn. Trong khi đó cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller về nghi vấn Kremlin can dự kết quả bỏ phiếu của Mỹ vẫn được xem là vô cùng kịch tính và gay cấn đến phút chót.

Nay mối quan hệ giữa Kremlin và Nhà Trắng lại tiếp tục đứng trước một thách thức mới và có nguy cơ thay đổi theo chiều hướng ngày càng xấu đi.

Các chuyên gia quốc tế nhận định, việc hai bên liên tục có những động thái đáp trả ngoại giao qua lại sẽ càng khiến tình hình trở nên rối rắm, cản trở những nỗ lực bình thường hoá quan hệ hai bên của hai nhà lãnh đạo Donald Trump và Putin trong thời gian qua.

Nóng từ khi cuộc đua chưa bắt đầu

Cũng trong tuần trước, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố, các nhân viên của Đại sứ quán Mỹ tại Nga đã “liên tục xen vào các cuộc bầu cử tại Nga” và những hành động đó hiển nhiên vi phạm thông lệ quốc tế về quan hệ ngoại giao.

dang sau viec nga co the cam my quan sat bau cu tong thong

Tổng thống Nga Putin trong một cuộc họp báo hồi tuần trước tại Moscow.

“Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần đưa ra các bằng chứng xác thực cho thấy, Đại sứ quán Mỹ đã làm điều đó, trong đó đáng chú ý là việc nhân viên ngoại giao Mỹ tham gia các cuộc biểu tình của phe đối lập tại Nga, trong đó có nhiều đợt tuần hành không được đăng ký”, ông Lavrov nhấn mạnh.

“Những nhà ngoại giao phải nhận định tình hình ở đất nước mà họ đang làm việc, cũng như đánh giá về Thủ đô nước sở tại, song sự can thiệp vào đời sống chính trị bằng cách ra lệnh cho các cuộc tụ tập, tuần hành của phe đối lập là trái Công ước Vienna về Quan hệ ngoại giao”, ông Lavrov khẳng định.

Về phần mình, Thư ký báo chí tại Đại sứ quán Mỹ ở Moscow cho rằng, tuyên bố trên đây của ông Lavrov là “sai trái”, đồng thời cảnh báo nó có thể gây suy yếu khả năng đưa quan hệ Nga-Mỹ lên một nền tảng ổn định hơn.

Rõ ràng, tình hình thực tế đang đi ngược lại những kỳ vọng của Tổng thống Nga Putin trong cuộc họp báo thường niên vừa diễn ra tuần trước tại Moscow. Nhà lãnh đạo Nga khẳng định, dù bị nhiều hạn chế nhưng người đồng cấp Mỹ Donald Trump vẫn mong muốn cải thiện quan hệ với nước Nga.

Thậm chí, ông Putin còn bày tỏ tin tưởng quan hệ hai nước sẽ được bình thường hóa, dù một loạt diễn biến bất lợi cho mối quan hệ ấy đang diễn ra, như “cuộc chiến truyền thông” giữa hai nước hay những bất đồng về một loạt vấn đề lớn như Triều Tiên, Syria...

Liên quan tới kỳ bầu cử năm sau tại Nga, Tổng thống Putin cho hay, ông sẽ ra tranh cử với tư cách là ứng cử viên tự do, không theo danh sách đảng và ông hy vọng sẽ có được sự ủng hộ của đông đảo người dân cũng như các đảng.

Nhận xét về quyết định đó, nhiều chuyên gia cho hay ông Putin đang muốn trở thành nhà lãnh đạo đại diện cho lợi ích của cả dân tộc, vượt qua những lợi ích phe phái để trở thành trung tâm đoàn kết của xã hội, tập trung cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Bên cạnh đó, bằng việc không ứng cử theo danh sách đảng, nhà lãnh đạo Nga Putin muốn xem xét mức độ tín nhiệm của cử tri đối với đảng Nước Nga thống nhất – lực lượng được Tổng thống kỳ vọng sẽ đứng lên lãnh đạo Nga thời hậu Putin. Do đó, đó là một cuộc “thử lửa” thực sự với đảng chính trị này.

Hiện tại, nước Nga đang gấp rút chuẩn bị cho cuộc bầu cử vào năm sau. Thượng viện Nga vừa thông qua nghị quyết ấn định thời gian bầu cử Tổng thống vào ngày 18/3/2018. Sau đó, chiến dịch tranh cử của các ứng viên sẽ diễn ra, trong khi các đảng sẽ tổ chức hội nghị trước bầu cử. Những ứng viên độc lập sẽ tự tiến hành công tác vận động đối với những nhóm ủng hộ. Hiện đã có khoảng hơn 20 người công bố ý định tranh cử Tổng thống Nga, trong đó đáng chú ý có một số ứng viên là nữ giới.

dang sau viec nga co the cam my quan sat bau cu tong thong Putin cảm ơn Trump vì giúp Nga phá hàng loạt âm mưu khủng bố

Tổng thống Nga cảm ơn người đồng cấp Mỹ vì những thông tin do CIA cung cấp đã giúp nước này ngăn chặn hàng loạt ...

dang sau viec nga co the cam my quan sat bau cu tong thong Anh cảnh báo mối nguy mới từ Nga

Tư lệnh Các lực lượng vũ trang Anh Stuart Peach hôm 15-12 cảnh báo Anh và các đồng minh NATO phải bảo vệ đường cáp ...

Ngày đăng: 16:20 | 18/12/2017

/ nguoiduatin.vn