Cộng đồng mạng cật lực chia sẻ link những bài báo bằng tiếng Mường và cho rằng, đó là kết quả của việc cải cách tiếng Việt và thỏa sức chửi bới.
Những ngày gần đây, cộng đồng mạng liên tục chia sẻ link các bài báo bằng tiếng Mường của báo Hòa Bình. Nhiều người không hề tìm hiểu mà vội vàng quy chụp đó là tiếng Việt mới, là sản phẩm trong sách công nghệ giáo dục của PGS Bùi Hiền và GS Hồ Ngọc Đại. Họ kêu gọi tẩy chay ngôn ngữ này, hò hét nhau ném đá vào người mà họ cho là tác giả của bộ chữ.
Phóng viên báo điện tử VTC News có cuộc trò chuyện với ông Đinh Văn Ổn - Tổng Biên tập báo Hòa Bình và ông Bùi Hy Vọng - nhà nghiên cứ văn hóa dân gian, người tham gia vào quá trình sáng tạo chữ viết bằng tiếng Mường.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hòa Bình chủ trì, phối hợp với Viện Ngôn ngữ học và các nhà khoa học ở T.Ư để tạo nên bộ gõ và tài liêu học tiếng Mường.
Tổng biên tập báo Hòa Bình - Ông Đinh Văn Ổn thừa nhận, ông có biết việc cộng đồng mạng đăng tải link các bài báo bằng tiếng Mường của báo Hòa Bình và cho rằng, đó là sản phẩm của việc cải cách tiếng Việt. "Đây là một sự nhầm lẫn lớn. Đó là bản la-tinh hóa tiếng Mường. Dân tộc Mường không có chữ viết. Chính vì thế, UBND tỉnh Hòa Bình phối hợp với Viện Ngôn ngữ và nhiều cơ quan liên quan để nghiên cứu, sáng tạo ra bộ chữ viết riêng cho người Mường.
Hoạt động này đã diễn ra trong thời gian dài. Cách đây hơn một năm, báo Hòa Bình mới đưa ra những ấn phẩm bằng tiếng Mường để phục bà con dân tộc Mường. Sắp tới, bộ chữ này sẽ được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông có học sinh chủ yếu là người Mường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình".
Theo đánh giá của ông Đinh Văn Ổn, việc ra đời bộ chữ riêng dành cho người Mường là kết quả rất đáng ghi nhận. Nó giúp dân tộc Mường lưu giữ lại được tiếng nói và văn hóa riêng của mình. Không những thế, các cơ quan báo chí cũng rất thuận lợi trong việc đưa những thông tin của Đảng, nhà nước, chính phủ cũng như ở đời sống xã hội đến với bà con.
Giáo sư Hồ Ngọc Đại và bộ tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục gây tranh cãi.
Còn nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, ông Bùi Hy Vọng cho hay, những link bài báo mà cộng động mạng chia sẻ gần đây là tiếng Mường, không liên quan gì tới bộ ngôn ngữ của Giáo sư Hồ Ngọc Đại hay Phó giáo sư Bùi Hiển. Ông Vọng khẳng định: "UBND tỉnh Hòa Bình kết hợp với Viện Ngôn ngữ học để làm bộ tiếng Mường trên cơ bộ chữ quốc ngữ. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi có các nghiên cứu, điều tra khoa học và thăm dò ý kiến của người dân. Gần 90% người Mường đều mong muốn có bộ chữ riêng".
Ông Vọng cho biết, Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định, các dân tộc có quyền bảo lưu ngôn ngữ và chữ viết của dân tộc mình. Dân tộc nào chưa có chữ viết và muốn xây dựng chữ viết của riêng mình thì phải sử dụng ngôn ngữ quốc gia làm chuẩn, làm mốc để xây dựng bộ chữ cho riêng mình. Những người tham gia vào quá trình sáng tạo ngôn ngữ Mường đã tuân thủ quy định này".
Ông Vọng tiết lộ, rất nhiều nhà khoa học uy tín tham gia vào việc tạo nên bộ tiếng Mường. Trong đó có TS Nguyễn Văn Khang, thạc sĩ Phạm Văn Nam - những nhà khoa học trẻ của Viện ngôn ngữ học có những nghiên cứu rất nổi tiếng về ngôn ngữ. Không những thế, Giáo sư, Viện trưởng Nguyễn Văn Hiệp cũng tham gia trực tiếp vào quá trình nghiên cứu bộ chữ này.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đánh giá, việc sáng tạo ra chữ viết cho người Mường có ý nghĩa rất quan trọng. "Nếu không có bộ chữ này thì tương lai, ngôn ngữ và nền văn hóa Mường có nguy cơ biến mất".
Sau khi xác nhận link những bài báo mà cộng đồng mạng chia sẻ gần đây là bộ chữ của dân tộc Mường, ông Bùi Hy Vọng cũng thể hiện sự thất vọng trước phản ứng của công chúng. "Nhiều người chưa tìm hiểu kỹ vàng đã vội vàng ném đá. Họ có thể dễ dàng quy chụp bộ chữ Mường thành sáng tạo của Giáo sư Hồ Ngọc Đại hay Phó giáo sư Bùi Hiển.
Tôi luôn nghĩ, trong bất cứ xã hội nào, việc phản biện có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, trước khi đưa ra ý kiến nào đó, chúng ta phải tìm hiểu kỹ vấn đề, đừng vội đánh giá, chê bai, chỉ trích. Chúng ta khuyến khích công chúng mọi người bày tỏ ý kiến nhưng hãy thể hiện nó một cách văn minh" - ông Bùi Hy Vọng nói.
Điểm giống và khác nhau giữa sách Công nghệ Giáo dục và chữ cái cải tiến của PGS Bùi Hiền
PGS Bùi Hiền chỉ ra điểm giống và khác nhau về cách đọc chữ giữa sách Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại ... |
PGS.TS Bùi Hiền lên tiếng về cụm từ “giá dịch vụ đào tạo”
PGS.TS Bùi Hiền, tác giả của đề xuất cải tiến chữ cái Tiếng Việt đã bày tỏ ý kiến cá nhân của mình trước việc ... |
PGS Bùi Hiền: ‘Trên mạng người ta còn viết cáo phó tôi’
PGS.TS Bùi Hiền cho biết, dù chịu nhiều áp lực dư luận nhưng không hề có ý định dừng nghiên cứu cải cách chữ viết ... |
Đề xuất cải tiến chữ viết của PGS Bùi Hiền vào chương trình Táo quân 2018
Đến hẹn lại lên, đêm 30 Tết, các thành viên trong mỗi gia đình lại quây quần và cùng nhau thưởng thức Táo quân, tiễn ... |
Ngày đăng: 08:11 | 05/09/2018
/ https://vtc.vn