Lo cây sưa đỏ bị cưa trộm, người dân huyện Chương Mỹ (Hà Nội) lập đội bảo vệ 10 người thay nhau trông cả ngày lẫn đêm.

Trong khuôn viên chùa Phụ Chính (xã Hòa Chính, Hà Nội) có hai cây sưa đỏ. Cây lớn từng được định giá hơn 100 tỷ đồng được chia làm hai nhánh, nhánh thứ nhất cao hơn 7 m, đường kính khoảng 50 cm. Nhánh thứ hai đã bị cắt cụt cách phần gốc khoảng 1 mét. Ở vị trí bị cắt cụt có một lỗ mọt sâu hơn 1 mét vào tâm thân cây.

Cây còn lại cao khoảng 20 m với tán lá tươi tốt nhưng phần thân cũng bắt đầu xuất hiện sâu, mọt. Cả hai cây này đều được xác định khoảng 130 năm tuổi đời.

dan lang gan 5 nam khong ngu de trong cay sua tram ty

Hai cây sưa trong khuôn viên chùa Phụ Chính. Ảnh: Gia Chính

Năm 2010, nhân dân thôn Phụ Chính xây dựng đình làng và bị thiếu kinh phí. "Lúc đó chúng tôi cắt một cành đi bán được 20,5 tỷ để bù vào việc xây đình. Nhưng khi chủ buôn gỗ đến vận chuyển thì đã bị công an huyện Chương Mỹ giữ lại", ông Nguyễn Xuân Ngợi, Hội trưởng chi hội người cao tuổi thôn Phụ Chính cho biết.

Vụ việc bị công an giữ gỗ sưa và niêm phong khoản tiền 20,5 tỷ đã khiến người dân thôn Phụ Chính trong thời gian dài mang đơn đến các cơ quan chức năng khiếu kiện. Đến tháng 5/2018, cơ quan chức năng đã tổ chức đấu giá lại khối gỗ này và được hơn 30 tỷ. Số tiền trên đã được chuyển về địa phương để phục vụ tu sửa các công trình công cộng.

Cuối năm 2013, lợi dụng đêm tối mưa bão trộm đã đến cưa một trong hai nhánh lớn của cây sưa đỏ. Thời điểm đó, cơ quan chức năng xác định phần cây bị cưa trộm dài 2,3 m, đường kính 50 cm.

dan lang gan 5 nam khong ngu de trong cay sua tram ty

Căn phòng chứa cành sưa sau vụ trộm được xây dựng ngay trong nhà văn hóa. Ảnh: Gia Chính

Trộm sau khi mang cành lớn đi, để lại hiện trường một số cành nhỏ. Người dân thôn sau đó xin phép bán các cành này đi nhưng không được nhà chức trách đồng ý.

Một căn phòng khoảng 10 m2, bịt kín, được cấp tốc xây dựng ngay trong nhà văn hóa của thôn để chứa các cành cây còn lại sau vụ trộm. Tiếp đó đầu năm 2014, người dân thôn dùng sắt bao quanh thân cây và lập ra đội bảo vệ với 10 người thay phiên canh chừng cả ngày lẫn đêm.

"Từ năm đó đến giờ chúng tôi tối nào cũng phải ngủ lại nhà văn hóa để trông cây sưa mà không có một đồng trợ cấp nào. Đây là tài sản lớn của làng nên bản thân tôi cũng muốn giữ gìn", ông Trần Thanh Tú nói.

dan lang gan 5 nam khong ngu de trong cay sua tram ty

Phần thân của cây sưa bị mối mọt khiến người dân lo lắng. Ảnh: Gia Chính

Kể từ ngày bị trộm, phần thân của cây sưa bị sâu, mọt tấn công khiến người dân nơi đây như ngồi trên đống lửa. "Mỗi ngày cây lại bị mọt nhiều, giá trị của cây cũng vì thế mà giảm đi. Chúng tôi rất lo lắng không biết bây giờ bán giá có được một nửa của ngày trước không", ông Tú nói.

Người đại diện cộng đồng nhân dân thôn Phụ Chính cho biết, những năm qua dân đã nhiều lần gửi đơn lên các cấp xin phép đấu giá cây sưa lấy tiền xây dựng các công trình công cộng nhưng không được đồng ý.

"Chính quyền xã cũng rất mong các cấp đồng ý bán đấu giá cây sưa để lấy tiền phục vụ xây dựng ở địa phương. Cây sưa đang bị sâu mọt nên giá trị mỗi ngày một giảm", ông Nguyễn Văn Chính, Chủ tịch UBND xã Hòa Chính nói.

Lãnh đạo UBND huyện Chương Mỹ cho biết, ngày 5/10 UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản giao Chi cục kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với chính quyền huyện, xã để có phương án khai thác số gỗ sưa còn lại.

dan lang gan 5 nam khong ngu de trong cay sua tram ty Một nhánh của cây sưa khổng lồ ở Hà Nội từng được bán đấu giá 31 tỷ đồng

Theo người dân, cây sưa ở thôn Phụ Chính (xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) có 2 nhánh lớn nhưng 1 nhánh ...

dan lang gan 5 nam khong ngu de trong cay sua tram ty Đấu giá cây sưa 100 tỷ đồng: Minh bạch thế nào?

Người làng Phụ Chính bầu ra 9 người làm trưởng ban quản lý số tiền thu được từ đấu giá, việc đấu giá sẽ thuê ...

Ngày đăng: 10:01 | 10/10/2018

/ https://vnexpress.net