Đài Loan đang tìm cách sở hữu tổ hợp phòng không tầm ngắn Phalanx để bảo vệ sân bay quân sự khỏi những cuộc không kích.

Trang tin Up Media của Đài Loan hôm 9/8 cho biết chính quyền hòn đảo này đang tìm mua một loại pháo bắn nhanh bố trí trên đất liền để phòng thủ sân bay quân sự Jiashan và Taitung, nơi đặt lực lượng chủ lực của không quân Đài Loan cũng như nhiều hầm ngầm quân sự, Drive đưa tin.

Yêu cầu này được chính quyền Đài Loan đưa ra trong văn bản ngày 6/6, trong đó đặt mục tiêu sở hữu một tổ hợp pháo có độ chính xác và tốc độ khai hỏa cao, cùng tính năng tự động phát hiện và tiêu diệt mục tiêu. Hệ thống pháo có thể đặt trên bệ cố định hoặc lắp trên khung gầm xe bánh lốp để tăng sức cơ động.

Phiên bản mặt đất mang tên "C-RAM" của tổ hợp pháo phòng thủ cực gần (CIWS) Phalanx do Mỹ sản xuất dường như là ứng cử viên tiềm năng nhất. Chúng cho phép Đài Loan xây dựng mạng lưới phòng thủ điểm, bảo vệ hai sân bay trên khỏi những cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình đối đất, tên lửa diệt radar và máy bay không người lái cỡ nhỏ.

Mỗi tổ hợp C-RAM có khả năng vận hành độc lập, không cần tới radar dẫn bắn bên ngoài. Hệ thống này gồm một pháo nòng xoay M61 Vulcan cỡ 20 mm, đạt tốc độ bắn tối đa 4.500 phát/phút, cùng hệ thống điều khiển hỏa lực với radar và tổ hợp kính hồng ngoại để bám bắt mục tiêu.

C-RAM đạt tầm bắn tối đa 3,5 km, đủ sức bảo vệ khu vực rộng 1,3 km vuông quanh trận địa, có thể vận hành hoàn toàn tự động hoặc theo lệnh từ kíp điều khiển.

dai loan muon mua phao ban nhanh de bao ve san bay
Tổ hợp C-RAM của Mỹ đánh chặn đạn cối tại Afghanistan năm 2011. Ảnh: Lầu Năm Góc.

Đài Loan từng có kinh nghiệm vận hành phiên bản Phalanx, vốn được trang bị trên nhiều tàu chiến của hòn đảo này. Điều này giúp đơn giản hóa quá trình huấn luyện và đảm bảo hậu cần cho các tổ hợp C-RAM nếu Đài Bắc quyết định đặt mua từ Washington.

Giới chức Đài Loan đang cân nhắc tăng ngân sách quốc phòng năm 2019 lên hơn 11 tỷ USD nhằm đối phó với các mối đe dọa từ Trung Quốc. Khoảng 20% số tiền này sẽ được dành cho các dự án "phòng vệ độc lập", tập trung vào lực lượng tàu ngầm.

Kể từ khi bà Thái Anh Văn, chủ tịch đảng Dân Tiến, lên lãnh đạo Đài Loan năm 2016, mối quan hệ giữa Trung Quốc đại lục và hòn đảo trở nên căng thẳng. Bà Thái Anh Văn từ chối chấp nhận chính sách "Một Trung Quốc" và muốn duy trì trạng thái hiện nay.

Bắc Kinh coi Đài Loan là một tỉnh đang chờ thống nhất, có thể dùng đến vũ lực nếu cần thiết. Trung Quốc nhiều lần tổ chức tập trận trên biển và trên không để gây sức ép với Đài Bắc, bao gồm cuộc tập trận bắn đạn thật trên eo biển Đài Loan hôm 18/4.

dai loan muon mua phao ban nhanh de bao ve san bay Đài Loan triển khai tên lửa có khả năng bắn tới Thượng Hải

Tên lửa Hsiung Feng IIE do Đài Loan tự sản xuất, với tầm bắn lên tới 1.500 km, có khả năng tấn công chính xác ...

dai loan muon mua phao ban nhanh de bao ve san bay Hậu quả nếu Trung Quốc dùng vũ lực tấn công Đài Loan

Thiệt hại trong chiến dịch đổ bộ cùng nguy cơ Mỹ can thiệp là những vấn đề Trung Quốc phải tính đến trước khi tấn ...

Ngày đăng: 15:31 | 11/08/2018

/ VnExpress