Từ FLC, tới Vingroup, Vietravel... hàng loạt "đại gia" đã quyết định chi hàng nghìn tỉ đồng đầu tư vào lĩnh vực hàng không. Dù có những hướng đi khác nhau, nhưng sự góp mặt của những cái tên mới đầy tiềm lực đã khiến thị trường hàng không trở lên nóng hơn bao giờ hết và người tiêu dùng không khỏi chờ đợi bởi cơ hội bay dường như sẽ ngày càng nhiều hơn.

Những cái tên mới

Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2019, thị trường hàng không Việt Nam liên tiếp đón nhận những gương mặt mới. Bamboo Airways chính thức "cất cánh" và liên tục mở thêm đường bay. Đây là hãng hàng không tư nhân thứ hai sau Vietjet chính thức được phép khai thác thương mại ngay từ đầu năm 2019. Sự hiện diện của Bamboo ngay lập tức đã tác động tới thị trường và không ít lần mở ra các cuộc đua giảm giá vé. 

Không chỉ vậy, trong năm 2019, Công ty Du lịch Vietravel tuyên bố thành lập Hãng hàng không - Vietravel Airlines; còn Vingroup thành lập hãng hàng không Vinpearl Air và đăng ký đầu tư dự án theo mô hình hỗn hợp kết hợp giữa hãng hàng không truyền thống và chi phí thấp với tổng vốn đầu tư 4.700 tỉ đồng. 

Vinpearl Air dự kiến sẽ kinh doanh vận chuyển hàng không quốc tế, nội địa và bắt đầu khai thác thương mại vào tháng 7.2020 với đội máy bay 6 chiếc. Theo kế hoạch, đến năm 2025, Vinpearl Air dự kiến khai thác mạng đường bay bao gồm 62 đường bay nội địa và 93 đường bay quốc tế.

Khách hàng sẽ hưởng lợi?

Trao đổi với Báo Lao Động, chị Nguyễn Mai Lan ở Hà Đông, Hà Nội cho biết, dù chỉ là nhân viên văn phòng với thu nhập trung bình nhưng từ những năm gần đây, với sự hiện diện của Vietjet, Jetstar, cơ hội bay trở nên dễ dàng rất nhiều với chị và gia đình. "Nhờ bạn bè hướng dẫn, tôi đã biết "săn vé giá rẻ" để mỗi năm cả nhà được 1 - 2 lần đi du lịch xa. Sắp tới có thêm những hãng bay mới, chắc khách hàng sẽ được hưởng lợi" - chị Lan nhận định. 

Trên thực tế, từ một loại phương tiện giao thông chỉ dành cho giới doanh nhân hay những người dân có thu nhập cao, thì hiện nay, hàng không đã trở nên thông dụng, cơ hội đi máy bay rộng cửa với tất cả người dân nhờ giá vé rẻ, thậm chí có thời điểm còn thấp hơn cả vé ôtô, tàu hỏa. 

Đánh giá về việc có thêm hãng hàng không tham gia thị trường, các chuyên gia cho rằng, khi có nhiều hãng hàng không tham gia khai thác tại một thị trường, hành khách sẽ có cơ hội sử dụng phương tiện vận chuyển hàng không với mức giá hợp lý, phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của từng phân khúc, tăng nguồn cung và đáp ứng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không. 

Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cũng nhận định, hiện các quốc gia trong khu vực đều có nhiều hãng nội địa tham gia thị trường, ví dụ như Indonesia có 15 hãng, Thái Lan có 13 hãng, Malaysia 6 hãng… Trong khi đó Việt Nam với dân số đông mà hiện mới có 5 hãng hàng không khai thác là còn ít so với nhu cầu. Vì vậy, việc có thêm những cái tên mới sẽ góp phần đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người dân và khách du lịch trong lựa chọn đường bay, chuyến bay, chưa tạo được sự cạnh tranh cần thiết về giá vé và chất lượng dịch vụ hàng không. 

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, vấn đề chất lượng cũng là điểm mà khách hàng và các chuyên gia hàng không ít nhiều lo ngại.

Trên thực tế, thời gian qua, do thị trường tăng trưởng quá nhanh, các hãng chạy đua giảm giá, tăng đường bay khiến chất lượng dịch vụ của một số hãng có thời điểm đi xuống. 

Đại diện nhiều hãng hàng không cũng thừa nhận, sự quá tải, chen chúc tại các sân bay lớn Nội Bài, Tân Sơn Nhất đã khiến cho dịch vụ của các hãng bị ảnh hưởng. Nhiều hãng cho rằng, chính vì phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà cung ứng dịch vụ mặt đất cùng với hạ tầng bị quá tải, ví dụ ít khi được sử dụng ống lồng, chỗ đậu máy bay xa… đã ảnh hưởng đến dịch vụ chăm sóc khách hàng của hãng. 

Để nâng cao chất lượng dịch vụ hành khách trong thời gian tới, đại diện các hãng hàng không đã có văn bản kiến nghị Cục Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam tiếp tục cải tạo, mở rộng, nâng cao năng lực phục vụ của nhà ga, sân đỗ nhằm giải quyết tình trạng quá tải tại các sân bay lớn. Cụ thể, tại Sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất cần có phương án hạn chế người nhà vào trong khu vực ga đưa tiễn, giảm bớt áp lực, tạo thông thoáng cho khu vực làm thủ tục…  

Đại diện Hãng hàng không Jetstar Pacific chia sẻ, thời gian vừa qua, hãng đã thực hiện nhiều hoạt hoạt động và chương trình nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ như đảm bảo quầy thủ tục riêng cho hành khách ưu tiên (người lớn tuổi, gia đình có trẻ nhỏ, hành khách khuyết tật…); thực hiện nghiêm túc, đảm bảo chất lượng dịch vụ cho hành khách các chuyến bay chậm, hủy...

Thị trường hàng không có sự tăng trưởng nóng trong thời gian qua. Ảnh PV

 

Từ FLC, tới Vingroup, Vietravel... hàng loạt "đại gia" đã quyết định chi hàng nghìn tỉ đồng đầu tư vào lĩnh vực hàng không. Dù có những hướng đi khác nhau, nhưng sự góp mặt của những cái tên mới đầy tiềm lực đã khiến thị trường hàng không trở lên nóng hơn bao giờ hết và người tiêu dùng không khỏi chờ đợi bởi cơ hội bay dường như sẽ ngày càng nhiều hơn.

Những cái tên mới

Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2019, thị trường hàng không Việt Nam liên tiếp đón nhận những gương mặt mới. Bamboo Airways chính thức "cất cánh" và liên tục mở thêm đường bay. Đây là hãng hàng không tư nhân thứ hai sau Vietjet chính thức được phép khai thác thương mại ngay từ đầu năm 2019. Sự hiện diện của Bamboo ngay lập tức đã tác động tới thị trường và không ít lần mở ra các cuộc đua giảm giá vé. 

Không chỉ vậy, trong năm 2019, Công ty Du lịch Vietravel tuyên bố thành lập Hãng hàng không - Vietravel Airlines; còn Vingroup thành lập hãng hàng không Vinpearl Air và đăng ký đầu tư dự án theo mô hình hỗn hợp kết hợp giữa hãng hàng không truyền thống và chi phí thấp với tổng vốn đầu tư 4.700 tỉ đồng. 

Vinpearl Air dự kiến sẽ kinh doanh vận chuyển hàng không quốc tế, nội địa và bắt đầu khai thác thương mại vào tháng 7.2020 với đội máy bay 6 chiếc. Theo kế hoạch, đến năm 2025, Vinpearl Air dự kiến khai thác mạng đường bay bao gồm 62 đường bay nội địa và 93 đường bay quốc tế.

Khách hàng sẽ hưởng lợi?

Trao đổi với Báo Lao Động, chị Nguyễn Mai Lan ở Hà Đông, Hà Nội cho biết, dù chỉ là nhân viên văn phòng với thu nhập trung bình nhưng từ những năm gần đây, với sự hiện diện của Vietjet, Jetstar, cơ hội bay trở nên dễ dàng rất nhiều với chị và gia đình. "Nhờ bạn bè hướng dẫn, tôi đã biết "săn vé giá rẻ" để mỗi năm cả nhà được 1 - 2 lần đi du lịch xa. Sắp tới có thêm những hãng bay mới, chắc khách hàng sẽ được hưởng lợi" - chị Lan nhận định. 

Trên thực tế, từ một loại phương tiện giao thông chỉ dành cho giới doanh nhân hay những người dân có thu nhập cao, thì hiện nay, hàng không đã trở nên thông dụng, cơ hội đi máy bay rộng cửa với tất cả người dân nhờ giá vé rẻ, thậm chí có thời điểm còn thấp hơn cả vé ôtô, tàu hỏa. 

Đánh giá về việc có thêm hãng hàng không tham gia thị trường, các chuyên gia cho rằng, khi có nhiều hãng hàng không tham gia khai thác tại một thị trường, hành khách sẽ có cơ hội sử dụng phương tiện vận chuyển hàng không với mức giá hợp lý, phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của từng phân khúc, tăng nguồn cung và đáp ứng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không. 

Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng cũng nhận định, hiện các quốc gia trong khu vực đều có nhiều hãng nội địa tham gia thị trường, ví dụ như Indonesia có 15 hãng, Thái Lan có 13 hãng, Malaysia 6 hãng… Trong khi đó Việt Nam với dân số đông mà hiện mới có 5 hãng hàng không khai thác là còn ít so với nhu cầu. Vì vậy, việc có thêm những cái tên mới sẽ góp phần đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người dân và khách du lịch trong lựa chọn đường bay, chuyến bay, chưa tạo được sự cạnh tranh cần thiết về giá vé và chất lượng dịch vụ hàng không. 

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, vấn đề chất lượng cũng là điểm mà khách hàng và các chuyên gia hàng không ít nhiều lo ngại.

Trên thực tế, thời gian qua, do thị trường tăng trưởng quá nhanh, các hãng chạy đua giảm giá, tăng đường bay khiến chất lượng dịch vụ của một số hãng có thời điểm đi xuống. 

Đại diện nhiều hãng hàng không cũng thừa nhận, sự quá tải, chen chúc tại các sân bay lớn Nội Bài, Tân Sơn Nhất đã khiến cho dịch vụ của các hãng bị ảnh hưởng. Nhiều hãng cho rằng, chính vì phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà cung ứng dịch vụ mặt đất cùng với hạ tầng bị quá tải, ví dụ ít khi được sử dụng ống lồng, chỗ đậu máy bay xa… đã ảnh hưởng đến dịch vụ chăm sóc khách hàng của hãng. 

Để nâng cao chất lượng dịch vụ hành khách trong thời gian tới, đại diện các hãng hàng không đã có văn bản kiến nghị Cục Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam tiếp tục cải tạo, mở rộng, nâng cao năng lực phục vụ của nhà ga, sân đỗ nhằm giải quyết tình trạng quá tải tại các sân bay lớn. Cụ thể, tại Sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất cần có phương án hạn chế người nhà vào trong khu vực ga đưa tiễn, giảm bớt áp lực, tạo thông thoáng cho khu vực làm thủ tục…  

Đại diện Hãng hàng không Jetstar Pacific chia sẻ, thời gian vừa qua, hãng đã thực hiện nhiều hoạt hoạt động và chương trình nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ như đảm bảo quầy thủ tục riêng cho hành khách ưu tiên (người lớn tuổi, gia đình có trẻ nhỏ, hành khách khuyết tật…); thực hiện nghiêm túc, đảm bảo chất lượng dịch vụ cho hành khách các chuyến bay chậm, hủy...

Cục Hàng không từ chối giải pháp đổi bánh kẹo, bia rượu lấy máy bay Boeing cũ
Chiếc cân và văn minh hàng không của khách hàng
Hàng không Trung Quốc sẽ vượt Mỹ?

Ngày đăng: 14:00 | 13/10/2019

/ laodong.vn