Từ chuyện sai phạm trong chi lãi suất ngoài của Hà Văn Thắm, đến việc Bí thư Thành ủy Đà Nẵng “Thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng xe ô tô do doanh nghiệp biếu, tặng và sử dụng hai nhà ở của doanh nghiệp” … Người ta thấy nổi lên mối quan hệ “bất bình thường” giữa các doanh nhân “cỡ bự” với cán bộ có chức có quyền.

dai gia lam hu hong can bo moi mot nua su that Tỉnh ủy Thanh Hóa họp xử lý cán bộ vụ \'quan lộ thần tốc hotgirl xứ Thanh\'
dai gia lam hu hong can bo moi mot nua su that Có cần quá nhiều lãnh đạo vậy không?

Nhân vấn đề này, chúng tôi phỏng vấn TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, là người từ nhiều năm nay cảnh báo về hiện tượng “chủ nghĩa tư bản thân hữu” mà biểu hiện là các mối quan hệ mờ ám như trên.

dai gia lam hu hong can bo moi mot nua su that

TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

PV: Mới đây, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Võ Trọng Việt đánh giá: “Có tình trạng đại gia, đại ca làm hư hỏng cán bộ, trong đó có cán bộ to, làm méo mó mối quan hệ đạo đức xã hội, thậm chí vi phạm pháp luật khá phổ biến nhưng mình chưa quan tâm đúng mức”? Theo ông, việc quan chức sử dụng ô tô do doanh nghiệp tặng, ở nhà của doanh nghiệp; rồi chuyện cán bộ cao cấp PVN nhận “lãi suất ngoài” của OceanBank… có phải là biểu hiện của “đại gia làm hư cán bộ” như ông Việt nêu?

Ông Nguyễn Sĩ Dũng: Thực trạng “đại gia làm hỏng cán bộ” là rất phổ biến. Đây thực chất là biểu hiện rất dễ nhận biết của chủ nghĩa tư bản thân hữu, khi chuyện làm ăn của các “đại gia” phụ thuộc vào mối quan hệ đặc biệt với các quan chức. Đại loại, các quan chức “tạo điều kiện” cho các “đại gia” làm ăn, còn các “đại gia” thì lại quả và chăm lo mọi mặt cho các quan chức.

Tuy nhiên, nói các “đại gia” làm hư hỏng cán bộ thì có lẽ mới chỉ phản ánh được một nửa của sự thật. Nửa kia của sự thật là nhiều cán bộ cũng thúc ép, cũng tạo điều kiện cho “đại gia” làm như vậy.

PV: Vậy theo ông, sự “làm hư” có trước, hay sự “thúc ép” có trước?

Ông Nguyễn Sĩ Dũng: Thực ra, đây là đường hai chiều: “Đại gia” thì muốn hối lộ để được hưởng lợi lớn hơn; cán bộ thì muốn tận dụng quyền lực vì lợi ích cá nhân. Thật khó nói ai “làm hư”, ai “thúc ép” trước trong một kiểu “tình yêu” đến từ hai phía như vậy.

PV: Thực tế, theo tôi được biết, có những doanh nghiệp không biếu xén tiền bạc cho cán bộ mà thường tặng những món quà “tình cảm” như: Quyền mua nhà với giá “suất ngoại giao”, cho :mượn” ô tô sang hay nhà đẹp, tặng học bổng cho con cán bộ, tặng thẻ golf, mời đi du lịch nước ngoài… Theo ông, liệu những quà tặng như vậy có thật là “tình cảm”, hay phải xem là một hình thức hối lộ? Đâu là ranh giới giữa hai việc này?

Ông Nguyễn Sĩ Dũng: Mọi sự biếu cho mà không vụ lợi thì là tình cảm; mọi chuyện biếu cho mà vụ lợi thì đúng là hối lộ. Cứ tặng học bổng cho con nhà nghèo họ giỏi đi. Đó là chuyện tình cảm. Còn tặng đồ giá trị cao với mục đích vụ lợi, thì kể cả là học bổng cho con quan chức, cũng là hối lộ.

PV: Vấn đề tư bản thân hữu với các biểu hiện là quan hệ đại gia với quan chức, rồi những “doanh nghiệp sân sau”, “lợi ích nhóm”… được nhắc đến từ nhiều năm nay. Theo ông có phương cách giải quyết nào cho tình trạng này?

Ông Nguyễn Sĩ Dũng: Trước hết, ở các nước phát triển, các quan chức không thể có mối quan hệ cá nhân với các doanh nghiệp; các quan chức không được nhận tiền, nhận quà, nhận bất cứ một sự giúp đỡ nào từ phía doanh nghiệp; các quan chức không được để xảy ra xung đột lợi ích trong việc thực thi công vụ, trong trường hợp có khả năng xảy ra xung đột lợi ích thì các quan chức từ chối công việc cụ thể có liên quan.

Mọi quyết định được các quan chức ban hành đều phải rất minh bạch. Và ban hành quyết định thì các quan chức đều có trách nhiệm phải giải trình. Không giải trình được sẽ bị mất chức. Các quan chức còn bị báo chí và xã hội dân sự giám sát rất chặt chẽ.

Ngoài ra, luật Vận động hành lang cần được ban hành để điều chỉnh các hành vi vận động chính sách. Với những quy định chặt chẽ của pháp luật, việc vận động chính sách sẽ trở nên minh bạch, và chuyện hối lộ, chuyện "lợi ích nhóm" khó có thể xảy ra.

Chị nói đến phương cách – phương cách thế nào thì châu Mỹ được khám phá đã từ lâu, không biết chúng ta có nhất thiết phải khám phá ra nó một lần nữa hay không?

PV: Như vậy có thể nói là “phương cách đã có”, vấn đề quan trọng là thực hiện thế nào. Theo ông, cần làm gì để trị “căn bệnh” tư bản thân hữu?

Ông Nguyễn Sĩ Dũng: Tổ chức thì phải tìm cho được những người liêm khiết để bổ nhiệm làm “quan”. Kiểm soát thì phải vận hành có hiệu quả hơn các cơ chế kiểm soát nội như kiểm tra, thanh tra, kiểm toán. Đồng thời phải phát huy các cơ chế giám sát từ bên ngoài như mạng xã hội, các cơ quan báo chí, các tổ chức của xã hội dân sự và những người dân.

PV: Xin cảm ơn ông!

http://www.nguoiduatin.vn/dai-gia-lam-hu-hong-can-bo-moi-mot-nua-su-that-a340569.html

Ngày đăng: 08:12 | 29/09/2017

/ Nguyễn Thành Huế/nguoiduatin.vn