Bình được xe chở thẳng về công an tỉnh và đưa thẳng vào buồng giam dành cho tội phạm bị án tử hình. Hai quản giáo dẫn Bình vào phòng giam.
Đặc biệt nguy hiểm (Kỳ 86)
Cuộc tranh luận giữa luật sư và viện sôi sùng sục. Luật sư Lương càng nói càng hay và dành được nhiều sự ủng hộ ... |
Đặc biệt nguy hiểm (Kỳ 85)
Lúc này ở bên ngoài, một nhóm thanh niên và mấy bà già được bọn Tâm và Liễu dẫn đến sân tòa. Chúng mang những ... |
Nói xong, Triệu nghiến răng dùng mũi nhọn chích vào ngực mình, rạch một vết. Máu ứa ra trên lồng ngực.
Ngân hốt hoảng, vội vàng lấy khăn tay bịt lại và nói:
- Đưa nó ra ngoài ngay. Như thế này công an họ biết thì lại khổ.
Việc làm của Triệu quá nhanh, khiến mọi người sững sờ.
Bình ngồi thừ ra rồi dặn dò:
- Chưa biết phiên tòa này sẽ kết tội như thế nào. Nhưng anh chắc là tòa sẽ tuyên anh rất nặng. Anh sẽ chống án lên trên. Muốn tử hình anh không dễ đâu. Các em ở nhà phải chăm sóc mẹ cho chu đáo.
Ngân nói:
- Việc đấy thì anh cứ yên tâm. Bây giờ tất cả phải lo cho anh.
Vừa lúc đó, nhà sư Trí Thiện vào. Trông thấy Bình, ánh mắt của sư thầy dại đi. Bình nhìn thấy Thiện, định đứng dậy thì các cán bộ cảnh sát chạy ra và nói:
- Thôi, nói chuyện thế là đủ rồi. Anh Bình vào trong này.
Bình đứng dậy nhưng vẫn nắm tay Trí Thiện và nói:
- Thầy có khỏe không?
Sư thầy Thích Trí Thiện nói:
- Tôi khỏe. Hôm nay đến đây theo dõi phiên tòa cũng có nhiều anh em trước ở cùng với anh. Nhưng mọi người không được vào. Đứng hết ở ngoài sân. Thôi, tôi cũng chỉ biết cầu nguyện Đức Phật và chư vị Bồ Tát phù hộ độ trì cho anh tai qua nạn khỏi lần này. Anh cứ yên tâm. Với anh, cánh cửa nhà chùa bao giờ cũng rộng mở.
Rồi thầy Thiện nói một câu nhỏ cho Bình đủ nghe thấy:
- Cố gắng mà sống trở về. Đừng có nghĩ đến chuyện dại dột.
Bình gật đầu và nói:
- Thầy cứ yên tâm. Rất cảm ơn thầy đã dạy tôi giáo lý nhà Phật. Chính những chuyện đó đã giúp tôi đứng vững trong những ngày vừa rồi.
Sau các phần tranh tụng và xét xử, tòa luận tội. Tiếng bà Minh Tiến thẩm phán đọc sang sảng:
- Bị cáo Phạm Bình đã có tiền án mười lăm năm tù về tội giết người trước đây. Sau khi ra tù, đã trở thành một người làm ăn lương thiện. Nhưng với bản tính côn đồ, hung hãn, mặc dù mâu thuẫn giữa Bình và Hoàng không lớn nhưng Bình đã lập âm mưu và giết Hoàng. Tuy Phạm Bình ngoan cố không nhận tội nhưng với những chứng cứ mà cơ quan điều tra đã thu thập được và với những chứng cứ trực tiếp tại tòa, tòa nhận thấy việc xem xét các tình tiết giảm nhẹ cho Phạm Bình là không có cơ sở. Nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tòa tuyên phạt bị cáo Phạm Bình tử hình về tội giết người, mười năm tù về tội đưa hối lộ. Phạm Bình có mười lăm ngay để làm đơn chống án. Phiên tòa kết thúc.
Bà Ất nghe đến thế thì rú lên một tiếng rồi ngã vật ra, ngất luôn.
Lúc này, ánh mắt anh nảy lửa căm hờn nhìn hội đồng xét xử.
Phiên tòa kết thúc.
Bình được xe chở thẳng về công an tỉnh và đưa thẳng vào buồng giam dành cho tội phạm bị án tử hình. Hai quản giáo dẫn Bình vào phòng giam.
Một anh bảo:
- Thôi chú em. Từ nay số phận chú em đã đổi khác rồi.
Bình nói:
- Tôi biết. Các cán bộ cứ yên tâm. Tôi cũng từng ở tù nên tôi biết người chờ án tử hình sẽ bị giam giữ như thế nào.
Rồi với vẻ bình thản, Bình nói:
- Trong phòng này hơi nóng. Các anh cho tôi cởi quần áo nhé!
Anh quản giáo bảo:
- Cũng được. Nhưng mà hơi muỗi đấy.
Bình bảo:
- Không sao. Da tôi muỗi cắm vào chỉ tổ cong vòi thôi.
Bình ngồi lên sàn.
Anh quản giáo lấy khóa mở chiếc cùm ở chân phải ra và thay vào chân trái.
Bình hỏi:
- Mấy ngày thì thay chân một lần?
Anh quản giáo nói:
- Hai ngày thay chân một lần.
Bình mỉm cười bình thản và nói:
- Giá như mỗi ngày được thay chân một lần thì tốt quá.
Một anh quản giáo đeo cấp hàm thiếu úy bảo:
- Cái đấy thì anh đề xuất với lại Ban Giám thị.
Bình hỏi luôn:
- Các anh làm ơn cho tôi xin giấy bút để tôi còn viết đơn xin kháng cáo.
Một anh quản giáo nói:
- Được. Việc viết đơn kháng cáo thì ngày mai lên trên phòng viết.
Một anh quản giáo quay ra ngoài gọi:
- Thằng Toán đâu rồi. Vào đây.
Nghe đến tên “Toán”, Bình giật mình, ngờ ngợ, cảm giác thấy cái tên này quen quen ở đâu.
Từ ngoài cửa, một phạm nhân tên Toán, người bé nhỏ, gày còm, đi vào.
Anh quản giáo nói:
- Từ nay mày sẽ trông nom phòng giam này. Chế độ, quy định như thế nào thì mày biết rồi đấy.
Toán vào dòm dòm rồi nói:
- Dạ thưa cán bộ, cháu biết rồi ạ.
Rồi Toán vào và hỏi Bình:
- Anh có cần gì không ạ?
Vừa nói câu ấy, Toán vừa nhìn Bình mà sững người lại. Toán nháy mắt ra hiệu cho Bình im lặng.
Bình bần thần nói:
- Tao không cần gì cả. Nhưng mà này, mày để cái xô nước ở gần đây, nhỡ đêm tao muốn tắm thì còn tắm được chứ.
Anh quản giáo bảo:
- Không. Đêm không được tắm. Mỗi ngày được tắm một lần. Khi nào tắm thì thằng Toán nó sẽ tắm cho.
Bình gật đầu bảo:
- Vâng ạ.
Có vẻ như đứng ở trong phòng ngột ngạt quá, chịu không nổi, hai anh quản giáo giao việc xong thì lùi ra ngoài. Chỉ còn lại Toán và Bình.
Toán nói nhỏ:
- Anh không nhớ em à?
Bình hỏi:
- Có phải ngày xưa mày ở cùng trại với tao không?
Toán nói:
- Dạ vâng ạ. Nhưng em ở chỗ đội nấu cơm.
Bình hỏi:
- Mày đã được ra rồi, tại sao lại vào đây?
Toán nói:
- Dạ thôi ạ. Lúc khác em kể anh nghe. Chuyện dài dòng lắm.
Bình nói:
- Ờ. Mày để đôi dép gần vào đây cho tao.
Toán cầm đôi dép vào gần Bình. Rồi Toán cười và nói:
- Anh thì bây giờ cần đi dép làm gì!
Bình chậc lưỡi:
- Thì có thói quen thôi.
Cánh cửa buồng giam đóng lại.
Bình nhìn ra ngoài và thấy mọi sự đã yên ắng. Anh nhấc chiếc dép lên và rút hai chiếc giũa mỏng và hai hộp dao lam đã được giấu dưới chiếc dép đã bị bong đế. Bình nhìn quanh quất rồi sờ vào kẽ tường. Anh chợt mừng rơn khi thấy ở phía sát trên đầu chỗ anh ngủ, bệ xi măng và tường đã bị nứt ra, để lộ một khe rộng chừng một centimet. Bình nhẹ nhàng lấy chiếc áo phông, xé ra và rút lấy sợi, bện lại thành một sợi dây chỉ nhỏ và buộc vào hai chiếc giũa thả xuống khe hở đó. Ở phía trên, Bình quấn vào một mảnh giấy nhỏ để cho nó khỏi tụt xuống dưới. Giấu xong hai chiếc giũa và hộp dao lam, Bình mới yên tâm rồi bắt đầu ngồi thiền.
Đêm đó, Bình không sao ngủ được vì trong đầu cứ lởn vởn hình ảnh gã phạm nhân ở trại số 3 đã từng cưa chấn song để trốn. Bình cứ luẩn quẩn nghĩ bây giờ phải làm thế nào để rút khỏi chân ra khỏi cùm thì mới có thể cưa mấy cái chấn song trên kia. Nhưng không biết bên ngoài là cái gì? Nếu như ngoài ấy lại thêm hai bức tường nữa thì coi như là hết cơ hội.
Nhưng cũng bắt đầu từ đêm ấy, Bình dùng giũa mài chiếc còng. Anh mài rất cẩn thận, nhẹ nhàng và thỉnh thoảng lại dừng lại áp tai xuống sàn để nghe ngóng xem có bước chân quản giáo đi tuần không. Cứ mài được chừng khoảng hai tiếng đồng hồ thì Bình lại nghỉ. Bình thấy thép của còng cũng phải là loại tốt lắm. Rồi Bình tập bóp chân để cho bàn chân nhỏ lại.
(Xem tiếp kỳ sau)
Ngày đăng: 06:00 | 29/06/2018
Nguyễn Như Phong / Tiểu thuyết Đặc biệt nguy hiểm - NXB Công an nhân dân