Tào Tháo sẵn sàng đi theo con đường bá đạo để lập nghiệp, dùng người cốt hiệu quả mà không tính đến phẩm chất đạo đức. Chính vì thế, nên dù được coi là đệ nhất “gian hùng” thời Tam Quốc và nổi tiếng đa nghi nhưng Tháo từng có hai lần… thất bại thảm hại bởi dính phải kế trá hàng của đối thủ.
Tào Tháo: Gian hùng bá đạo, mưu trí hơn người
Tào Tháo (155 – 220), tự Mạnh Đức, là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đặt cơ sở cho thế lực quân sự hùng bá miền Bắc Trung Quốc, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc.
Khách quan nhìn nhận, Tào Tháo là một chính trị gia lỗi lạc, một lãnh đạo giỏi, nhà quân sự có tài. Ông là người luôn hoạt động, dám nghĩ dám nói dám làm. Nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông coi Tào Tháo là "vua của các bậc đế vương”.
Tào Tháo là người rất đa nghi.
Sử gia Trần Thọ đánh giá về Tào Tháo trong Tam Quốc chí như sau: “Thái Tổ tính kế bày mưu, đánh dẹp trong nước, tỏ phép hay của Thân, Thương, bày kế lạ của Hàn, Bạch, chọn dùng người hiền tùy vào tài năng, quyền biến ngang dọc, không hiềm thù cũ, rút cuộc nắm giữ mệnh vua, làm nên nghiệp lớn. Thái Tổ có mưu lược sáng suốt hơn tất cả, hoặc có thể nói là người khác thường, bậc hào kiệt hơn đời vậy”.
Đánh giá về Tào Tháo, nhà nghiên cứu Tào Hồng Toại viết: “Tào Tháo là nhà chính trị kiệt xuất thời phong kiến, xứng đáng được gọi bằng hai chữ "anh hùng"… Tào Tháo hùng tài đại lược, dũng cảm mưu trí hơn người nhưng cũng là kẻ đa nghi, nham hiểm và tàn nhẫn... Ông dung hợp được 3 loại Pháp - Thuật - Thế trong tranh giành quyền lực, đồng thời có thể vận dụng linh hoạt. Chính vì tính cách con người Tào Tháo rất nhiều mặt nên đời sau cũng có những đánh giá về ông rất khác nhau”.
Tuy nhiên, cũng bởi Tào Tháo sẵn sàng đi theo con đường bá đạo để lập nghiệp, dùng người cốt hiệu quả mà không tính đến phẩm chất đạo đức nên dù được coi là đệ nhất “gian hùng” thời Tam Quốc và nổi tiếng đa nghi nhưng Tháo không dưới một lần chịu hậu quả bởi… kế trá hàng của đối thủ.
Nhưng 2 lần mắc mưu trá hàng.
Mắc mưu Trương Tú-Giả hủ, suýt chết ở Uyển Thành
Đầu năm 197, Tào Tháo mang quân từ Hứa Xương đi đánh Nam Dương, tiến quân đến Dục Thủy. Trương Tú, khi đó vừa tiếp quản quân đội của chú mình là Phiêu kị tướng quân Trương Tế, liệu thế khó chống nổi nếu quyết chiến bèn hỏi kế mưu sĩ Giả Hủ.
Giả Hủ, người sau này trở thành quân sư bất bại của Tào Tháo, khuyên Tú cứ hàng trước rồi lựa tình hình tính tiếp bước sau. Tú hàng Tào nhưng theo mưu của Hủ, xin cho quân lính dưới quyền mình vẫn được mặc giáp và mang theo vũ khí. Tào Tháo không nghi ngờ, bằng lòng cho phép.
Thời cơ chín muồi, trong một đêm không trăng, Trương Tú bất ngờ mang quân đột kích kết hợp hỏa công vào doanh trại Tào Tháo. Tào Tháo bị một trận nguy khốn ở Uyển Thành, trúng phải tên từ quân Trương Tú, nhờ có mãnh tướng Điển Vi đánh chặn một cửa nên có thời gian đi thoát.
Tào Tháo suýt chết ở Uyển Thành.
Sau đó quân Trương Tú, theo kế sách đã định của Giả Hủ, đánh từ cửa khác vào trại, giết chết Điển Vi. Con cả Tào Tháo là Tào Ngang cũng thiệt mạng trong trận chiến Uyển Thành. Tào Tháo sau đó phải lui quân về Vũ Âm.
Năm 199, hai quân phiệt lớn Viên Thiệu và Tào Tháo bắt đầu giao tranh để giành quyền bá chủ phương bắc. Cả Viên Thiệu và Tào Tháo đều sai sứ đến dụ Trương Tú. Ông không quyết định được bèn hỏi Giả Hủ. Giả Hủ khuyên ông nên theo Tào Tháo.
Trương Tú nghe theo Giả Hủ, mang quân đến xin quy phục Tào Tháo. Tào Tháo không nhắc tới chuyện xung đột trước đây, thu nhận ông đầu hàng. Trương Tú được Tào Tháo ban chức Dương Vũ tướng quân, phong là Liệt hầu. Sau đó Tào Tháo còn kết thông gia với ông, cho con trai là Tào Quân lấy con gái ông. Còn Giả Hủ từ đó trở thành mưu sĩ của Tào Tháo.
Tào Tháo đại bại tại trận chiến Xích Bích.
Dính kế trá hàng của Hoàng Cái, đại bại Xích Bích
Năm 208, Tào Tháo khởi đại quân xuống miền nam. Sau khi đánh chiếm Kinh châu, Tào Tháo tiến sang Giang Đông. Do bệnh dịch lây lan và quân phương bắc không quen đánh thủy, Tào Tháo khóa chiến thuyền lại với nhau để chờ sang đầu năm sau sẽ tấn công.
Đại tướng Đông Ngô - Hoàng Cái thấy vậy bèn hiến kế với Đô đốc Chu Du: “Địch đông ta ít, nếu cầm cự lâu dài thì ta bất lợi. Tào Tháo cột chặt thuyền lại với nhau, rất tiện cho việc dùng hỏa công, tốc chiến tốc thắng”.
Chu Du nghe theo. Hoàng Cái làm theo kế, sai người đưa thư trá hàng cho Tào Tháo. Tào Tháo tin là thật, đợi ngày Hoàng Cái sang hàng Tào. Theo chính sử, việc gửi thư trá hàng của Hoàng Cái lập tức được Tào Tháo tin theo, không cần phải bày kế khổ nhục làm Hoàng Cái phải chịu đòn roi và cũng không cần người đưa thư Hám Trạch phải đấu trí với Tào Tháo như Tam Quốc Diễn Nghĩa mô tả.
Mưu sĩ Giả Hủ.
Việc trá hàng thuận lợi, Hoàng Cái chuẩn bị một đội thuyền để bơi sang đánh úp vào thuỷ trại Tào. Tới cuối tháng 11 năm đó, thời cơ chín muồi, nhân thuận chiều gió, Hoàng Cái dẫn đầu đội thủy quân trá xưng sang hàng Tào. Khi đội "hàng binh" của Hoàng Cái đến giữa sông thì các hỏa thuyền bắt đầu được châm lửa và chúng theo gió Đông Nam lao thẳng vào hạm đội của Tào.
Trong điều kiện gió lớn và bị xích vào nhau, các thuyền chiến trong thủy trại của Tào Tháo nhanh chóng bắt lửa khiến một số lớn binh mã chết cháy trên thuyền hoặc chết đuối dưới sông. Trong lúc quân Tào đang hoảng hốt vì đám cháy thì liên quân Tôn-Lưu do Chu Du dẫn đầu đã chiếm lĩnh trận địa và chia cắt lực lượng của Tào Tháo, buộc ông ta phải ra lệnh rút lui.
Danh tướng Hoàng Cái.
Tào Tháo cùng bại binh rút về phía đường cái Hoa Dung xuyên qua vùng đầm lầy lớn phía Bắc hồ Động Đình. Cuối cùng, thiệt hại nặng nề về quân lực khiến Tào Tháo phải bỏ miền Nam rút về Nghiệp Quận, chỉ để lại Tào Hồng - Tào Nhân giữ Giang Lăng, Nhạc Tiến giữ Tương Dương và Mãn Sủng giữ Đương Dương.
Thất bại Xích Bích khiến Tào Tháo không bao giờ còn có thể hội đủ một đội thủy binh lớn để tiêu diệt đối thủ và mở rộng phạm vi quyền lực ở phương Nam nữa, đồng thời góp phần củng cố vị trí cho các chư hầu Tôn Quyền, Lưu Bị ở hai bờ Trường Giang. Quan trọng hơn, kết cục của trận chiến này có tính chất quyết định đến cục diện chia ba thời Tam Quốc, tạo cơ sở cho sự hình thành hai nước Thục Hán và Đông Ngô đối chọi với Tào Ngụy sau này.
Nếu Bắc phạt thành công, Gia Cát Lượng sẽ trở thành Tào Tháo thứ hai?
Nếu Gia Cát Lượng không đột ngột qua đời ở gò Ngũ Trượng, liệu rằng vị Thừa tướng sẽ xưng đế hay sẽ chọn đi ... |
Mỹ nhân đẹp ngang Điêu Thuyền, “đốn tim” cả 3 cha con Tào Tháo
Nói về thời Tam Quốc (220 – 280), người ta dễ hình dung về những anh hùng hảo hán trượng nghĩa, những đại tướng tài ... |
Ngày đăng: 17:30 | 17/04/2019
/ http://danviet.vn