Sử dụng ngân sách đào tạo nhân tài dễ dẫn tới tiêu cực, lạm dụng, không mang lại hiệu quả

Hạn chế đưa đi nước ngoài

PGS.TS Mạc Văn Tiến – Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề cho rằng, việc nhân tài Đà Nẵng "dứt áo ra đi" sau bao nhiêu năm được đưa đi nước ngoài đào tạo, tốn kém hàng trăm tỷ đồng từ tiền ngân sách của địa phương là hệ quả tất yếu của một chủ trương chưa phù hợp.

da nang sua sai chuyen nguoi tai dung dung ngan sach nua

Ảnh minh họa: Dân Trí

Vị PGS nói rõ, trước khi Đà Nẵng có kế hoạch đưa người đi đào tạo thì cần phải trả lời được hai câu hỏi là: Đào tạo ở đâu và đào tạo về để làm gì?

Trước hết, ông lưu ý, đào tạo nhân tài phải phù hợp với điều kiện phát triển của từng địa phương, từng thời kỳ, trên cơ sở đó sẽ xác định nên đưa nhân tài đi đào tạo ở đâu là phù hợp.

Thêm vào đó, việc lựa chọn người để đưa đi đào tạo cũng phải cân nhắc, xem xét dựa theo năng lực, vị trí việc cụ thể của từng người. Đưa người đi đào tạo nhưng lại không tính được tương lai, công việc của người được đào tạo sẽ gây ra những bất cập lớn.

"Tôi lấy ví dụ, khi đưa người A đi đào tạo là để phục vụ công việc B, nhưng khi đào tạo xong trở về nước lại xếp người ta vào công việc C là không ổn. Nếu đào tạo kiểu này, dù có đưa người đi học ở môi trường hiện đại, chất lượng tốt thì về nước cũng không thể phát huy hết hiệu quả trong công việc.

Hệ quả tất yếu là người lao động buộc phải dịch chuyển theo quy luật, phải bỏ ra ngoài, tự tìm kiếm công việc phù hợp hơn, thuận lợi hơn với trình độ, chuyên môn họ được đào tạo".

Vì lý do trên, PGS Mạc Văn Tiến cho rằng, kế hoạch đào tạo nhân tài phải luôn gắn chặt với định hướng phát triển kinh tế, xã hội lâu dài của mỗi địa phương.

Tiếp theo là, môi trường sử dụng lao động và mức thù lao trả công cho người lao động sau khi được đào tạo về sẽ được tính toán dựa trên cơ sở nào?.

PGS Mạc Văn Tiến cho hay, ngoài những yêu cầu về cơ chế đãi ngộ, thì đối với những nhân tài thực sự họ cần có một môi trường làm việc phù hợp, có thể phát huy hết được những tiềm năng, thế mạnh mà họ đã được học, được đào tạo ở nước ngoài mới là yếu tố quan trọng nhất. Tuy nhiên, qua quan sát, Đà Nẵng chưa làm được việc này.

"Tôi mới đề cập tới những trường hợp là nhân tài thực sự, thì Đà Nẵng cũng chưa có kế hoạch sử dụng, khai thác hết được tiềm năng, thế mạnh của họ. Mặt khác, Đà Nẵng cũng giống như nhiều địa phương khác, vẫn chưa thể vượt rào, vẫn bị giàng buộc bởi các quy định trong thu hút nhân tài, khiến Đà Nẵng muốn làm cũng khó.

Thêm vào đó, trong số được đưa đi đào tạo còn có những trường hợp đi học theo diện ưu tiên, "nhân tài" nhưng không phải là "nhân tài", đi học nước ngoài chỉ để có một vị trí việc làm tốt hơn, điều kiện thăng tiến nhanh hơn chứ không phải đào tạo về để làm việc. Số này tính ra cũng không hiếm, gây ảnh hưởng không nhỏ tới chiến lược phát triển, thu hút người tài", PGS Mạc Văn Tiến phân tích.

Kết luận lại, vị PGS cho rằng, thay vì đổ dồn nguồn lực để đưa người đi đào tạo nước ngoài, thì nên tập trung cải cách, nâng cao chất lượng đào tạo trong nước sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, thiết thực hơn.

Thế giới không ai làm

Đề cập tới đề xuất "mở cửa" cho nhân tài từ khu vực đào tạo công sang làm việc cho khu vực tư nhân, Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề cho rằng rất khó đạt được hiệu quả theo mong muốn.

Ông nói rõ, đào tạo người tài phải là cả một quá trình gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với tuyển dụng, sắp xếp việc làm.

Vì lý do này mà trên thế giới không nước nào sử dụng ngân sách để đào tạo nhân tài rồi đưa ra cho khu vực tư nhân sử dụng. Đây là cách làm ngược, đào tạo kiểu "thả chim lên trời", doanh nghiệp cần một đằng, nhà nước đào tạo ra một nẻo... rất khó mang lại hiệu quả cả trong quá trình đào tạo lẫn trong khi sử dụng người tài.

Hơn nữa, việc đào tạo nhân tài bằng nguồn kinh phí ngân sách cũng rất dễ dẫn tới những lạm dụng, tiêu cực, lợi dụng chính sách đi học rồi ở lại nước ngoài làm việc... vừa gây lãng phí vừa không hiệu quả.

Những nhân tài thực sự sẽ luôn được doanh nghiệp chủ động tìm kiếm, sẵn sàng bỏ tiền túi để đào tạo và tuyển dụng chứ không cần phải chờ đợi cơ chế hỗ trợ nào từ nhà nước.

Đà Nẵng "sửa sai" chuyện người tài: Nhiều chuyện đau đầu?

Từ những bất cập trên, ông Tiến kiến nghị nên dừng chủ trương sử dụng 100% ngân sách để đào tạo nhân tài. Theo PGS Mạc Văn Tiến, đào tạo nhân tài phải là chủ trương mang tính chiến lược, có sự gắn kết chặt chẽ giữa khu vực công và khu vực tư nhân.

"Để tránh "mất cả chì lẫn chài", Nhà nước chỉ nên hỗ trợ về chính sách, hỗ trợ vay vốn, tạo điều kiện cho học viên đi học. Việc tuyển chọn, đưa người đi học nên giao lại cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần được hiểu rõ năng lực, thế mạnh của từng người mới quyết định sẽ lựa chọn ai và sử dụng người đó như thế nào?.

Người được đào tạo về sẽ phải phục vụ cho doanh nghiệp. Trong trường hợp, người tài không muốn làm việc cho doanh nghiệp này mà muốn tìm kiếm môi trường làm việc khác tốt hơn thì phải hoàn trả lại kinh phí hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp và ngân sách theo đúng thỏa thuận ký kết trong hợp đồng.

Chỉ có làm như vậy việc đào tạo nhân tài mới mang lại hiệu quả tốt nhất, việc", PGS Mạc Văn Tiến nói rõ.

da nang sua sai chuyen nguoi tai dung dung ngan sach nua Người tài “bực bội” hay do tư duy đãi ngộ còn giản đơn?

Trong cuộc đối thoại giữa Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ với hơn 200 học viên Đề án phát triển nguồn nhân ...

da nang sua sai chuyen nguoi tai dung dung ngan sach nua Gài người nhà chứ không tìm người tài

Ngay sau khi cựu Chủ tịch Đà Nẵng bị bắt, người ta phát hiện con trai ông đi học nước ngoài bằng tiền ngân sách ...

Ngày đăng: 14:01 | 30/07/2018

/ Đất Việt