Các đại lý du lịch trực tuyến toàn cầu đang chiếm lĩnh 80% thị phần ở Việt Nam. Khoảng 10 công ty Việt Nam có kinh doanh du lịch trực tuyến, nhưng chỉ phục vụ khách trong nước.
Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế hợp tác phát triển du lịch trực tuyến |
Sắc thái mới cho du lịch cộng đồng ở Huế |
"Phát triển du lịch thông minh là một trong những định hướng mang tính chất cốt lõi, trụ cột để có thể thực hiện mục tiêu sớm đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn", Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn khẳng định như trên tại Hội thảo "Du lịch thông minh - Cơ hội và thách thức đối với du lịch Việt Nam", tổ chức ngày 6/10 tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc,
Xu hướng du lịch thông minh
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi mô hình hoạt động của các công ty trong hầu hết lĩnh vực, trong đó có du lịch. Chỉ với những ứng dụng trên điện thoại thông minh, du khách có thể tự thiết kế tour, đặt vé máy bay, chỗ ở, xe di chuyển hay tra cứu thông tin tại điểm đến.
Ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết cuộc cách mạng 4.0 lan tỏa trên phạm vi lớn, tạo ra áp lực và cơ hội mới cho nhiều lĩnh vực. Trong đó, du lịch là ngành vừa được hưởng lợi, vừa phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nước đã đi trước và đạt nhiều thành tựu.
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Ánh Ngọc. |
Theo số liệu của Hiệp hội Thương mại Điện tử, các đại lý du lịch trực tuyến toàn cầu như Agoda.com, Booking.com, Traveloka.com, Expedia.com đang độc chiếm thị trường Việt Nam với 80% thị phần. Thị trường du lịch trực tuyến trong nước vẫn đang bị bỏ ngỏ. Chỉ có trên 10 công ty Việt Nam có kinh doanh du lịch trực tuyến như: Ivivu.com, chudu24.com, mytour.vn... Tuy nhiên các công ty này cũng chỉ phục vụ thị trường khách trong nước và số lượng giao dịch còn thấp.
Lý giải việc này, Phó Giám đốc Công ty du lịch PYS Travel Vũ Tuấn Phong chia sẻ các doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn lực, thời gian xây dựng. "Đôi khi các chương trình, dự án không đạt được kết quả mong muốn, các doanh nghiệp mất nhiều công sức để thực hiện lại", anh cho biết.
Giờ đây du khách chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh để chuẩn bị mọi thứ cho chuyến du lịch. Ảnh: ABAD Builders. |
Ngoài ra, theo báo cáo của Tập đoàn Euromonitor International, các điểm tham quan tại Việt Nam hầu như chưa ứng dụng thương mại điện tử. Tỷ lệ thanh toán trực tuyến trong du lịch cũng rất thấp.
5 định hướng cho du lịch thời đại số
Tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Tuấn nêu rõ 5 định hướng chính để ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành du lịch: đẩy mạnh số hóa công tác quản lý; đổi mới hoạt động quảng bá xúc tiến; tăng cường chất lượng môi trường cạnh tranh; đổi mới phương thức quản lý điểm đến; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo dựa trên công nghệ.
Bà Đặng Hương Giang, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, cũng chia sẻ kinh nghiệm xây dựng hệ thống du lịch thông minh của thủ đô, với nhiều sáng kiến cụ thể như xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu, phát triển hệ thống wifi miễn phí, xây dựng bản đồ số và các ứng dụng khác.
Phát triển hệ thống wifi miễn phí quanh các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn là một trong những hướng đi của Hà Nội để đẩy mạnh du lịch thông minh. Ảnh: Xuân Phú. |
Hiện nay, trên 50 triệu người Việt Nam sử dụng Internet, trong đó có tới 78% thường xuyên sử dụng Internet hàng ngày. Điều này thúc đẩy ngành du lịch sử dụng công cụ trực tuyến để phát triển mạnh hơn, bắt kịp thế giới.
http://motthegioi.vn/du-lich-c-82/cuoc-chien-du-lich-truc-tuyen-viet-nam-voi-cac-doanh-nghiep-nuoc-ngoai-73101.html
Ngày đăng: 13:00 | 09/10/2017
/ motthegioi.vn