Bắc Kinh và Tokyo tăng cường sử dụng tàu ngầm trong vùng ảnh hưởng của nhau, tạo ra cuộc đua tranh âm thầm giữa hải quân hai nước.

cuoc chay dua duoi long bien giua trung quoc va nhat ban

Tàu ngầm JS Kuroshio trong chuyến ra biển năm 2016. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nhật Bản.

Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) hồi giữa tháng 9 lần đầu tiên triển khai tàu ngầm JS Kuroshio tham gia diễn tập ở Biển Đông cùng nhiều chiến hạm khác, trong đó có tàu sân bay trực thăng JS Kaga.

Đây được đánh giá là động thái đáp trả việc Trung Quốc triển khai tàu ngầm tham gia tập trận cùng hải quân Nga tại biển Nhật Bản hồi tháng 9 năm ngoái. Đây là những minh chứng mới nhất cho thấy cả Tokyo và Bắc Kinh đều đang chạy đua để giành ưu thế trong cuộc đối đầu dưới lòng biển tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, theo Nikkei.

Hồi tháng trước, giới quân sự Nhật Bản phát hiện và theo dõi chặt chẽ hành trình di chuyển của 28 tàu hải quân Nga từ biển Okhotsk vào biển Nhật Bản, trong đó có tàu cứu hộ tàu ngầm Igor Belousov. Cứu hộ tàu ngầm được coi là lĩnh vực còn nhiều hạn chế của hải quân Trung Quốc và thua kém rất nhiều so với các đối thủ như Mỹ, Nhật.

"Nhiều khả năng Trung Quốc đã cử tàu ngầm tới biển Nhật Bản huấn luyện cùng chiến hạm Nga hoặc sẽ làm vậy trong tương lai gần. Cứu hộ tàu ngầm là lĩnh vực họ đang tìm cách cải thiện", nguồn tin am hiểu các vấn đề an ninh quốc gia Nhật Bản tiết lộ.

Sau khi Mỹ hủy lời mời Trung Quốc tham gia diễn tập Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2018, Bắc Kinh càng tích cực tìm kiếm giải pháp học hỏi kỹ năng giải cứu tàu ngầm từ các quốc gia khác.

Tàu sân bay và tiêm kích tàng hình là những khí tài nhận được nhiều sự chú ý, nhưng tàu ngầm mới là vũ khí đủ sức thay đổi cuộc chơi trong chiến lược hải quân hiện đại.

cuoc chay dua duoi long bien giua trung quoc va nhat ban

Tàu ngầm Trung Quốc tham gia diễn tập hải quân năm 2014. Ảnh: Sina.

JMSDF đủ khả năng phát hiện tàu ngầm hoạt động tại các vùng biển gần lãnh thổ Nhật Bản, nhưng hiếm khi phô trương sức mạnh trong lĩnh vực này. Trong khi đó, Trung Quốc cũng cần tăng cường lực lượng tàu ngầm để bảo vệ các tàu sân bay và tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chiến lược, đồng thời tìm đến Nga để cải thiện năng lực tác chiến dưới biển.

Hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc hiện có 60 chiếc, vượt xa số lượng 20 tàu ngầm trong biên chế Nhật Bản. Tuy nhiên, Tokyo dường như đang nắm lợi thế rõ rệt trong công nghệ giảm độ ồn và duy trì hoạt động tác chiến của tàu ngầm.

Việc công bố hoạt động diễn tập của tàu ngầm Kuroshio trên Biển Đông cũng là thông điệp rõ ràng được Nhật Bản gửi tới Trung Quốc và Mỹ. "Tàu ngầm Trung Quốc sẽ khó lòng sống sót nếu xung đột nổ ra tại các khu vực như Biển Đông. Tokyo cũng cho Washington thấy rằng họ đủ sức tham gia các hoạt động kiềm chế tàu ngầm Bắc Kinh tại khu vực này", cây bút Tetsuyo Kosaka nhận định.

Quân đội Trung Quốc thường dựa vào số lượng để bù đắp khoảng trống chất lượng. Nước này có thể nhanh chóng tăng số lượng tàu ngầm, cũng như bổ sung lượng lớn phương tiện lặn không người lái để đe dọa các đối thủ. Bù lại, Tokyo nhiều khả năng sẽ cải thiện tính năng và khả năng ẩn mình của hạm đội tàu ngầm, đồng thời đóng mới nhiều chiếc để duy trì lợi thế trước Bắc Kinh.

cuoc chay dua duoi long bien giua trung quoc va nhat ban Trung - Nhật so kè về năng lực tàu ngầm tại vùng biển châu Á

​Trung Quốc và Nhật Bản đang cạnh tranh về sức mạnh quân sự dưới lòng đại dương, trong lúc Thủ tướng Shinzo Abe có chuyến ...

cuoc chay dua duoi long bien giua trung quoc va nhat ban Trung Quốc tham vọng chế tạo vệ tinh laser săn tàu ngầm

Vệ tinh mà Trung Quốc đang phát triển có thể chiếu tia laser xuyên mặt nước để phát hiện tàu ngầm đối phương ở độ ...

Ngày đăng: 07:56 | 21/10/2018

/ https://vnexpress.net