Ngày 24/4/2018 là mốc thời gian doanh nghiệp viễn thông phải bảo đảm toàn bộ các thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu tập trung của mình tuân thủ đúng quy định tại Nghị định 49.
Trao đổi với PV liên quan tới những thắc mắc xoay quanh quá trình triển khai Nghị định 49/2017/NĐ-CP, lãnh đạo Cục Viễn thông (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, ngày 24/4/2018 là mốc doanh nghiệp viễn thông phải bảo đảm toàn bộ các thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu tập trung của mình tuân thủ đúng quy định tại Nghị định 49. Sau thời hạn này, doanh nghiệp viễn thông có thể bị thanh tra, kiểm tra và xử phạt bất kỳ lúc nào; còn các thuê bao di động có thông tin chưa đầy đủ có bị khóa hay chưa còn tùy trường hợp.
Người dân ùn ùn đi khai báo lại thông tin thuê bao và chụp ảnh chân dung sát "giờ G". |
Thuê bao chưa chụp ảnh chân dung trước 24/4/2018 có bị khóa hay không?
Thuê bao sẽ chỉ bị khóa, chấm dứt cung cấp dịch vụ nếu chủ thuê bao cố tình không tuân thủ việc cập nhật, bổ sung thông tin thuê bao khi đã nhận được thông báo từ doanh nghiệp theo quy trình như mô tả tại Điểm e, Khoản 8, Điều 1 của Nghị định 49.
Quy định tại Điểm e, Khoản 8, Điều 1 của Nghị định 49: Đối với thuê bao di động có thông tin thuê bao không đúng quy định, doanh nghiệp phải thông báo liên tục trong ít nhất 5 ngày, mỗi ngày ít nhất một lần yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin thuê bao. Trường hợp cá nhân, tổ chức không thực hiện theo yêu cầu, tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều sau 15 ngày kể từ ngày đầu tiên gửi thông báo, đồng thời thông báo thuê bao sẽ bị tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều sau 15 ngày tiếp theo nếu không thực hiện. Tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều sau 15 ngày kể từ ngày tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều, đồng thời thông báo thuê bao sẽ được thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông sau 30 ngày tiếp theo nếu không thực hiện. Thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông sau 30 ngày kể từ ngày tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều nếu cá nhân, tổ chức không thực hiện. |
Trường hợp thuê bao chưa nhận được thông báo từ doanh nghiệp thì trách nhiệm bảo đảm thông tin thuê bao đã đúng quy định thuộc về doanh nghiệp, và doanh nghiệp không có quyền khóa hay chấm dứt cung cấp dịch vụ của các thuê bao này.
Trách nhiệm của nhà mạng trong việc triển khai Nghị định 49 như thế nào?
Thời gian qua, các doanh nghiệp chưa thực sự nghiêm túc và cố gắng triển khai việc rà soát, cập nhật, hoàn thiện thông tin thuê bao theo quy định tại Nghị định 49, nên việc triển khai trong những ngày gần đây gây nhiều khó khăn cho người dân (quá tải, ùn tắc tại các điểm cung cấp dịch vụ).
Ngày 24/4/2018 là mốc doanh nghiệp viễn thông phải bảo đảm toàn bộ các thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu tập trung của mình tuân thủ đúng quy định tại Nghị định 49. Sau ngày này, bất kỳ lúc nào cơ quan quản lý cũng có thể thanh tra, kiểm tra và xử phạt doanh nghiệp nếu phát hiện có thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu không đúng quy định.
Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những sai phạm có thể phát sinh liên quan đến thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu của mình không tuân thủ đúng quy định.
Do vậy, trong những ngày sắp tới, các doanh nghiệp phải có trách nhiệm bố trí thiết bị, nhân lực, để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người dân bổ sung, cập nhật thông tin thuê bao.
Thất thủ ở cửa hàng đến app, nhà mạng lùi hạn nộp hình, khách chưa tin Hơn 19h tối 22/4, cửa hàng của Viettel tại khu đô thị Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội vẫn trong tình trạng quá ... |
VinaPhone, MobiFone lùi thời hạn bổ sung thông tin, Viettel giữ nguyên Các nhà mạng khẳng định tới 22/4, chưa có chỉ đạo mới từ Bộ Thông tin và Truyền thông về việc bổ sung thông tin, ... |
Ngày đăng: 17:45 | 23/04/2018
/ Dân Việt