Nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc các trường CĐ, ĐH trên cả nước cần nhìn lại cách đào tạo của mình, không thể tạo ra một thủ khoa, cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp.
Nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc các trường CĐ, ĐH trên cả nước cần nhìn lại cách đào tạo của mình, không thể tạo ra một thủ khoa, cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp.
Bốn năm chỉ học một thứ, sinh viên ra trường ngơ ngác
Tại Hội thảo về mô hình “Giáo dục khai phóng: Hướng đi mới cho giáo dục Đại học tại Việt Nam” (do ĐH Fulbright Việt Nam và ĐH Việt-Nhật tổ chức mới đây), các chuyên gia đã bàn luận sôi nổi về việc vì sao con số cử nhân thất nghiệp ở nước ta ngày càng tăng? Đặc biệt là câu chuyện nữ thủ khoa của ĐH Sư phạm Hà Nội 2 phải về quê chăn lợn.
Theo bà Đàm Bích Thủy - Chủ tịch ĐH Fulbright Việt Nam, những bạn trẻ 17-18 tuổi chuẩn bị bước vào ĐH phần lớn đều chưa xác định được thực ra mình muốn làm gì, cần gì, sau này như thế nào...
GS Phạm Quang Minh: Các trường ĐH Việt Nam hiện đang quá chú trọng đào tạo chuyên ngành hẹp và đây là sai lầm. Ảnh: Tiến Tuấn |
“Nếu các bạn ấy chỉ được một lựa chọn và phải đưa ra quyết định cho cả cuộc đời ngay từ khi 18 tuổi, nhất là dưới sự áp đặt của bố mẹ, thì rất có thể 10-15 năm sau, các bạn này sẽ phải hối tiếc về sự lựa chọn đó.
Có những sinh viên sau 4 năm học đại học, đến khi ra trường vẫn ngơ ngác vì không biết mình sẽ làm gì” - bà Thủy chia sẻ thực tế.
GS Phạm Quang Minh - Hiệu trưởng Trường ĐH KHXHNV (ĐHQGHN) cho rằng, để điều này xảy ra, có lỗi của các trường đại học.
“Các trường ĐH Việt Nam hiện đang quá chú trọng đào tạo chuyên ngành hẹp và đây là sai lầm. Đào tạo ngành lịch sử thì 4 năm chỉ học lịch sử, đào tạo toán học thì cả 4 năm chỉ học toán. 4 năm chỉ học một thứ, sinh viên ra trường ngơ ngác là phải” – ông Minh khẳng định.
Hội thảo “Giáo dục khai phóng: Hướng đi mới cho giáo dục Đại học tại VN" có sự tham dự của nhiều chuyên gia giáo dục trong nước và quốc tế. Ảnh: BTC |
Các trường đại học cần thay đổi cách đào tạo
Theo đánh giá của GS-TS Furuta Motoo (Hiệu trưởng Trường ĐH Việt-Nhật, ĐH Quốc gia Hà Nội), nền giáo dục VN hiện nay quá coi trọng giáo dục chuyên sâu, tập trung đào tạo một số lĩnh vực hẹp, chỉ nắm bắt kiến thức chuyên môn dùng đi xin việc.
Ông cho rằng, trong thế kỷ 21, nếu chỉ đào tạo một ngành như vậy thì coi như đã thất bại. Ông kiến nghị, đã đến lúc các trường ĐH ở VN nên áp dụng mô hình giáo dục khai phóng, để tạo ra những cử nhân có thể làm được nhiều việc sau khi ra trường, để người học được lựa chọn chương trình học phù hợp với cá tính, năng lực cá nhân.
GS Phạm Quang Minh cũng ủng hộ quan điểm này. Ông nói thêm: Điều cần nhất là các trường ĐH phải thiết kế lại chương trình đào tạo. Chẳng hạn 1 sinh viên ngành lịch sử, thay vì học 120 tín chỉ về lịch sử, thì có thể chỉ cần học 70, còn lại đi học những môn khác, trường khác, như kinh tế, ngoại ngữ, miễn sao đảm bảo đủ 120 tín chỉ.
Việc này sẽ góp phần tạo ra nhiều hơn cơ hội cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Tốt nghiệp đại học nhận lương trung cấp
Những quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên trong thông tư liên bộ 20 - 21 - 22 giữa ... |
Hơn nửa triệu thanh niên thất nghiệp, trong đó có 18 vạn cử nhân
Theo số liệu thống kê tình hình lao động trong quý 2/2017, cả nước có 1,08 triệu người thất nghiệp trong đó đa số là ... |
https://laodong.vn/giao-duc/cu-nhan-that-nghiep-nhieu-co-loi-cua-truong-dai-hoc-570757.ldo
Ngày đăng: 17:15 | 18/10/2017
/ Theo Bích Hà/báo Lao động