Luật sư cho rằng không cần sửa đổi hay bổ sung luật, CSGT vẫn có cách xử lý được người vi phạm giao thông.

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia vừa chỉ những bất cập của quy định hiện nay về việc yêu cầu người xử phạt vi phạm giao thông phải chứng minh vi phạm khiến CSGT gặp khó khăn trong việc thực thi nhiệm vụ. Nhấn mạnh rằng quy định phải chứng minh vi phạm là đúng nhưng ông cho rằng luật cần quy định rõ thêm rằng phải chứng minh ở đâu và khi nào.

Về vấn đề này, LS Đỗ Hải Bình (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng, đối với hành vi vi phạm giao thông, khi CSGT xử phạt tại chỗ là đã có chứng cứ, chẳng hạn như hình ảnh được camera ghi lại, người đi đường làm chứng... Trường hợp vi phạm rồi bỏ chạy, dù không có camera thì CSGT vẫn ghi lại biển số xe, lập biên bản, có người làm chứng thì vẫn xử lý được.

"Như hành vi chém người, không phải không thấy thì không xử lý được. Cơ quan chức năng hoàn toàn xử lý được, nghi phạm có quyền im lặng, nhưng với những chứng cứ khác cùng lời khai của người làm chứng, nếu chúng hoàn toàn khớp nhau thì người phạm tội vẫn bị xử lý.

Với hành vi vi phạm giao thông, trong trường hợp người đi đường vi phạm mười mươi mà vẫn "cãi chày cãi cối" thì CSGT lập biên bản và khi ấy CSGT đã phải chịu trách nhiệm với biên bản xử phạt ấy. Người vi phạm không phục thì có quyền khiếu nại ra tòa. Vấn đề là trước khi khiếu nại thì người đó phải đóng tiền phạt trước, còn chuyện ra tòa tính sau.

Khi ra tòa, tòa cũng sẽ căn cứ vào những chứng cứ thực tế, người làm chứng... để ra quyết định xử lý, không phải người vi phạm muốn cãi sao thì cãi. Thậm chí , khi ấy anh có thể còn bị xử lý thêm bởi hành vi nói dối", LS Đỗ Hải Bình nói.

csgt phat khong can chung minh ngay kieu gi cung xu duoc

Người xử phạt vi phạm giao thông phải chứng minh vi phạm

Tuy nhiên, vị luật sư cũng nhấn mạnh, trong thời đại công nghệ ngày nay, để khỏi mất công tranh cãi hay ra tòa, CST đã được trang bị thêm nhiều phương tiện, công cụ hỗ giám sát hỗ trợ như camera ghi âm, ghi hình ở một số chốt. Riêng ở TP.HCM, camera còn được gắn trên mũ của CSGT để tăng cường giám sát, xử lý các hành vi vi phạm giao thông của người đi đường.

Vì những lẽ đó, LS Đỗ Hải Bình nhấn mạnh, luật đã quy định đủ, không cần sửa đổi, bổ sung gì thêm, CSGT hãy cứ yên tâm thực thi nhiệm vụ của mình.

Trong khi đó, bày tỏ quan điểm của mình, ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp), Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, theo quy định của pháp luật, nếu người tham gia giao thông vi phạm thì đương nhiên phải bị xử phạt, tùy theo mức độ mà xử phạt hành chính bằng tiền, nếu xảy ra tai nạn nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Những vi phạm ấy, theo ông Hòa phải được ghi nhận và có biên bản xử phạt rõ ràng, cụ thể, việc xử lý vi phạm mới dễ dàng, thuận lợi.

"Nhiều trường hợp vi phạm giao thông rất phản cảm như dừng xe trên đường cao tốc ngồi ăn nhậu vô tư; lùi xe trên đường ngược chiều, vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ.. Nhiều trường hợp không có CSGT lập biên bản xử lý ngay được, nhưng có thể trích xuất camera để xử phạt. Đó là phạt nguội và cũng phải căn cứ theo quy định của pháp luật", ông Hòa nói.

Nhấn mạnh một khi luật đã quy định thì phải tuân theo luật, song đại biểu Phạm Văn Hòa cũng lưu ý, khi luật còn có kẽ hở và bị một số đối tượng lợi dụng lách luật thì cần thiết phải có nghị định của Chính phủ, thông tư hướng dẫn của bộ, ngành để lực lượng chức năng có thể căn cứ vào đó để giải quyết, tuyệt đối không thể xử sự cảm tính. Bên cạnh đó, lực lượng thực thi nhiệm vụ có thể đề xuất bổ sung, chỉnh sửa luật cho phù hợp với thực tế.

Trước đó, ông Khuất Việt Hùng chia sẻ, thực tế, tình huống mà lực lượng CSGT đang vướng mắc khi thực thi nhiệm vụ là xử phạt người vi phạm và phải chứng minh tại hiện trường, điều này rất bất cập.

"Khi CSGT viết và ký vào biên bản xử phạt nghĩa là đã xác định người kia vi phạm và CSGT chịu trách nhiệm về việc này, còn người kia có công nhận hay không thì là quyền của họ.

Đa số người dân hiểu đúng nhưng có một bộ phận cố tình tranh cãi và tranh cãi ngay tại hiện trường, làm khó và ngăn cản lực lượng CSGT thực thi nhiệm vụ tại vị trí đó.

Chẳng hạn, nếu CSGT mải tranh cãi với một người vi phạm thì sẽ bỏ ra rất nhiều ngời vi phạm khác. Và khi tranh luận sẽ dẫn đến tâm lý bực bội, mệt mỏi trong khi có người cứ dí điện thoại vào mặt mình để quay, cuối cùng CSGT sẽ phản ứng, thậm chí còn có người cố tình khiêu khích làm CSGT nổi nóng", Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia cho biết.

Vì lẽ đó, ông Hùng đề nghị cần phải xem lại quy định xử phạt vi phạm giao thông phải chứng minh vi phạm, chứng minh ở đâu? Tại tòa, cơ quan hành chính hay chứng minh trước ai? Nếu người vi phạm không đồng ý với nội dung xử phạt này thì có quyền đưa ra tòa.

csgt phat khong can chung minh ngay kieu gi cung xu duoc CSGT phạt không cần chứng minh ngay: Dân thấy sai thì kiện?

Theo ông Khuất Việt Hùng, tình huống mà CSGT đang vướng mắc khi thực thi nhiệm vụ là xử phạt người vi phạm và phải ...

csgt phat khong can chung minh ngay kieu gi cung xu duoc Đội phó CSGT tử vong lúc làm nhiệm vụ đang nuôi vợ bị ung thư

Chiến sĩ Nguyễn Quang Luận - Đội phó Đội CSGT số 1, Phòng CSGT tỉnh Bắc Giang đang nuôi vợ ung thư và 2 con ...

Ngày đăng: 15:30 | 09/03/2019

/ http://baodatviet.vn