Nhóm thợ đổ lớp bê tông dày 5 cm trước khi lát gạch mới trên các tuyến vỉa hè ở quận Cầu Giấy và quận Tây Hồ.
Những ngày gần đây, nhiều tuyến phố ở Hà Nội được cải tạo, lát mới vỉa hè. Đường Trích Sài dài hơn 2 km với hơn 12.000 m2 mặt vỉa hè trở thành công trường ngổn ngang đất đá.
Trước đó từ cuối năm 2016, nhiều quận nội thành Hà Nội đã cải tạo vỉa hè bằng đá tự nhiên, tuyến phố đầu tiên là Lê Trọng Tấn, rồi tới Hai Bà Trưng, Nguyễn Trãi, Giải Phóng..., song mặt đá lát sau vài tháng đã bong tróc, gãy nát nhiều vị trí. Một năm sau, Chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Chung chỉ đạo tạm dừng thực hiện các dự án đang chuẩn bị đầu tư, giao cơ quan thanh tra vào cuộc, làm rõ trách nhiệm các bên liên quan.
4 đội công nhân, mỗi đội 6 người chia nhau cải tạo vỉa hè dọc đường Trích Sài. Vỉa hè tuyết phố này chỉ rộng hơn một mét và trước đây được lát bằng gạch block hình con sâu.
Sau hơn một năm Hà Nội tạm dừng cải tạo vỉa hè (cuối năm 2017), đến tháng 3/2019, Phó chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Hùng ký ban hành "thiết kế mẫu hè đường đô thị trên địa bàn". Tổng hợp đề xuất của 15 quận, huyện, thị xã kèm theo quyết định này đưa ra danh sách gần 300 tuyến đường nằm trong khu vực cải tạo, chỉnh trang hè phố, với 3 loại vật liệu là: Đá tự nhiên; gạch tezarro hoặc gạch bê tông vân đá; gạch block. Quyết định này là cơ sở để chính quyền cấp quận tái khởi động các dự án lát mới hè phố.
Trong lần cải tạo này, vật liệu dùng lát hè phố Trích Sài là gạch bê tông vân đá kích thước 40x40 cm, dày 4,5 cm; bó vỉa là đá nguyên khối dài một mét, nặng 130 kg. Một công nhân cho biết vật liệu được mua từ Thanh Hoá.
Công nhân dùng xà beng cạy lớp bê tông sau khi bóc gạch lát cũ. Sau đó nhóm thợ đổ một lớp bê tông mới dày khoảng 5 cm làm nền để lát gạch mới.
Cây xanh trên đường Trích Sài được trồng cách quãng 10 m một cây. Quá trình cải tạo vỉa hè, các công nhân đào bới đất, xén một ít rễ ở phía trên để thi công đúng thiết kế.
Đại diện UBND quận Tây Hồ cho biết đường Trích Sài đã được hạ ngầm đồng bộ. Sau nhiều năm đưa vào sử dụng, các hạng mục hè phố tuyến đường này đã xuống cấp, không đảm bảo mỹ quan đô thị do vậy cần được cải tạo, chỉnh trang.
Phố Trần Đăng Ninh (quận Cầu Giấy) cũng đang cải tạo vỉa hè. Sau khi giải phóng mặt bằng hè phố cũ, đơn vị thi công bắt đầu lát gạch mới.
"Đây là tuyến phố mới mở nên chúng tôi phải làm hệ thống cống nước cũng như hạ ngầm dây điện hoàn chỉnh, sau đó mới lát vỉa hè theo đúng quy định của thành phố", đại diện đơn vị thi công nói.
Gạch bê tông vân đá dùng ở phố Trần Đăng Ninh được nhập từ nhà máy ở Hưng Yên.
Công nhân thi công một nắp cống trên vỉa hè phố Trần Đăng Ninh.
Ông Triệu Văn Kiên, Giám sát trưởng công trình cho biết: "Nếu việc thi công thuận lợi, đến tháng 7 đoạn vỉa hè này sẽ hoàn thành. Trong quá tình xây dựng có bất cứ vấn đề gì không đúng so với thiết kế ban đầu, tôi sẽ cho anh em làm lại ngay".
Theo thiết kế, hai hàng gạch vỉa hè mới có đường vân nằm giữa để trang trí và tiện cho người khiếm thị đi lại. Hiện đơn vị thi công đã hoàn thành 600 m2 trong tổng số 4.200 m2 diện tích vỉa hè đường Trần Đăng Ninh.
Hà Nội dự kiến lát đá vỉa hè mới cho cả trăm tuyến phố
Các tổ chức, cá nhân có thể nghiên cứu, tham khảo khi lập thiết kế xây dựng, cải tạo, sửa chữa hè đường đô thị ... |
Gần 300 tuyến phố ở Hà Nội được đề xuất cải tạo vỉa hè
Hơn 100 tuyến phố nằm trong diện đề xuất lát hè bằng đá tự nhiên, còn lại là gạch bê tông vân đá và gạch ... |
Dùng gạch bê tông vân đá lát vỉa hè Hà Nội
Bên cạnh việc dùng đá tự nhiên, vỉa hè ở một số tuyến phố ở Hà Nội bắt đầu được lát bằng loại gạch bê ... |
Tài xế xe buýt bị \'tố\' ép xe máy lên vỉa hè rồi mắng ‘mày đi ngu thì chết’
Người phụ nữ đi xe máy trên phố Hà Nội bị tài xế điều khiển xe buýt ép xe phải nhảy lên vỉa hè rồi ... |
Ngày đăng: 09:47 | 03/04/2019
/