Việt Nam đã phát triển Công nghiệp hỗ trợ hơn 30 năm nhưng kết quả chưa như kỳ vọng, trong khi đó, Nhật Bản, Hàn Quốc chỉ cần 20 năm xây dựng đã có một nền Công nghiệp hỗ trợ phát triển mạnh. Về vấn đề này, các chuyên gia đã có những phân tích khách quan.

Thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho ngành sản xuất ô tô.

Việt Nam đã phát triển Công nghiệp hỗ trợ hơn 30 năm nhưng kết quả chưa như kỳ vọng, trong khi đó, Nhật Bản, Hàn Quốc chỉ cần 20 năm xây dựng đã có một nền Công nghiệp hỗ trợ phát triển mạnh. Về vấn đề này, các chuyên gia đã có những phân tích khách quan.

Theo thống kê mới nhất của Bộ Công Thương, Công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp điện tử hiện nay chiếm tỉ lệ trên 80% giá trị của ngành công nghiệp điện tử, bao gồm các ngành: công nghiệp sản xuất linh kiện, công nghiệp vật liệu, công nghiệp khuôn mẫu, gia công cơ khí… Trong đó, công nghiệp vi mạch bán dẫn là ngành công nghiệp sản xuất linh kiện chiếm tỉ lệ trên 70% của công nghiệp hỗ trợ.

Tuy nhiên, Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tại Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển, tỉ lệ nội địa hóa rất thấp, bình quân chỉ 20-30%, còn lại chủ yếu là bao bì đóng gói với các chi tiết nhựa, chi tiết kim loại.

  Công nghiệp điện tử phát triển sẽ hỗ trợ cho nhiều ngành khác. 

Với thị trường tiêu thụ trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ tập trung vào công đoạn lắp ráp linh kiện điện tử, còn toàn bộ mạch tích hợp đều mua từ nước ngoài. Trong khi đó, nguồn nhân lực của các doanh nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông, thiếu lao động trình độ cao sản xuất vi mạch bán dẫn.

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Đình Vinh - Tổng Giám đốc Công ty CP Hanel, Việt Nam đã phát triển Công nghiệp hỗ trợ hơn 30 năm nhưng kết quả chưa như kỳ vọng, trong khi đó, Nhật Bản, Hàn Quốc chỉ cần 20 năm xây dựng đã có một nền Công nghiệp hỗ trợ phát triển mạnh.

Thực tế, hiện nay, các doanh nghiệp không đủ sức tham gia vào chuỗi giá trị của các tập đoàn đa quốc gia. Cụ thể, để tham gia cung ứng linh kiện, bản mạch..., cần đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, vì thế nếu không được đảm bảo đầu ra, doanh nghiệp chắc chắn sẽ rơi vào khó khăn. Để làm được điều này phải có “bàn tay” của nhà nước.

Để các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử, các doanh nghiệp phải đáp ứng được 3 điều kiện là chất lượng, giao hàng đúng hẹn và giá cả hợp lý. Có như vậy, các doanh nghiệp hỗ trợ ngành điện tử Việt Nam mới có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn có thương hiệu quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam và tiến tới tham gia chuỗi giá trị ngành điện tử toàn cầu.

Khương Duy  21/11/2019

Doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ cần những "con chim đầu đàn"

Phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là nền tảng, động lực cho sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam, đồng thời, tạo cầu nối, giúp ...

Tạo sức bật cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng, ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển cần Chính phủ có chính sách hỗ trợ tốt hơn nữa cho ...

Cần sự bứt phá với công nghiệp hỗ trợ

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã bấm nút khởi công dự án tổ hợp sản xuất ô tô VinFast của tập đoàn Vingroup của ...

 

Ngày đăng: 16:56 | 21/11/2019

/ laodong.vn