Nước Hồ Tây 25 năm không phải xử lý nếu dùng công nghệ Nano Nhật Bản trong điều kiện ống xả thải sinh hoạt, nhà máy không tiếp tục tuồn ra.
Ngày 20/7/2019, trao đổi với Đất Việt, GS.TS Ngô Đình Tuấn - Chủ tịch Hội Môi trường và Tài nguyên nước Việt Nam bày tỏ sự lo ngại về việc áp dụng công nghệ Nano Nhật Bản tại Hồ Tây sẽ bị phá hỏng bởi các ống xả thải sinh hoạt, nhà máy.
Theo báo cáo của các chuyên gia Nhật Bản, sau một tháng đưa công nghệ Nhật Bản để xử lý thí điểm tại một khu vực ở Hồ Tây đã cho ra kết quả khả quan. Nước ở khu vực được xử lý bằng công nghệ Nano trong hơn khu vực chưa được xử lý, bằng mắt thường có thể nhìn thấy đáy.
Được biết, nước tại Hồ Tây có rất nhiều tảo, vì vậy chuyên gia Nhật Bản phải tiến hành lấy mẫu đo ban đêm (là lúc tảo lấy O2 nhả khí CO2). Kết quả đo được ở bên ngoài khu vực xử lý chỉ đạt 4.77mg/l. Trong khi đó, bên trong khu vực xử lý, hàm lượng oxy hòa tan đo được là 6.38 mg/l - điều kiện rất tốt cho các loài cá, thủy sinh phát triển.
Khu vực thử nghiệm công nghệ Nano Nhật Bản ở Hồ Tây. |
Chuyên gia Nhật Bản cũng cho biết, công nghệ Nano có 2 nguồn tạo ra oxy, khi ứng dụng vào Hồ Tây sẽ luôn đảm bảo môi trường cho cá sinh trưởng tốt, hiệu quả lâu dài trong khu kỳ 25 năm không phải xử lý gì thêm. Nước Hồ Tây sẽ không tái ô nhiễm và sẽ không còn hiện tượng cá chết hàng hoạt như đã xảy ra vào các đợt năm 2016 và một số đợt gần đây.
Mặc dù vậy, GS.TS Ngô Đình Tuấn cho rằng, việc áp dụng công nghệ Nano Nhật Bản chỉ thành công khi các ống xả thải vào Hồ Tây bị đóng lại, hoặc nước thải sinh hoạt và nước thải nhà máy đổ ra Hồ Tây phải được xử lý theo đúng tiêu chuẩn quy định đã được ban hành.
Tuy nhiên, thực trạng tại khu vực Hồ Tây nhiều năm qua cho thấy, nguồn xả thải vào Hồ Tây không qua xử lý, vẫn diễn ra tình trạng xả chui từ các nhà máy, nước thải sinh hoạt của các hộ dân ra Hồ Tây vẫn đen ngòm khiến cho việc xử lý nước không thể đạt được hiệu quả như mong muốn.
"Việc áp dụng thử nghiệm công nghệ Nano Nhật Bản thành công khi khoanh vùng một diện tích nhỏ. Nếu được áp dụng ở toàn hồ thì sẽ phải tính toán cụ thể để đưa ra con số cụ thể để xử lý sao cho phù hợp với toàn diện tích của hồ.
Bên cạnh đó, cần có sự vào cuộc đồng bộ từ chính quyền các cấp và từ chính những nhà máy, hộ dân để có thể ý thức được việc xử lý nước thải trước khi đổ ra Hồ Tây, không tiếp tục gây ô nhiễm nguồn nước trong khu vực hồ" - vị chuyên gia này cho biết.
Kết quả sau 1 tháng thử nghiệm công nghệ Nano Nhật Bản tại Hồ Tây. |
Được biết công nghệ Nano Nhật Bản đang thử nghiệm ở Hồ Tây sẽ giải quyết được nhiều vấn đề. Vấn đề thứ nhất là bùn, lọc rất sạch bùn. Vấn đề thứ hai, kết hợp luôn trong quá trình nạo vét bùn là xử lý bùn thành khí luôn, đỡ mất công xử lý bùn.
Nếu thử nghiệm thành công và được áp dụng vào thực tế thì TP. Hà Nội sẽ không phải tiếp tục thực hiện dự án nạo vét bùn ở Hồ Tây, tiết kiệm thêm được rất nhiều ngân sách.
Trong khi đó, GS.TS Trần Hữu Nhuệ - Viện trưởng Viện Kỹ thuật Nước và Công nghệ Môi trường - người từng tham gia dự án tách nước thải Hồ Tây khẳng định, hiện nay các ống xả ở Hồ Tây về cơ bản đã được tách ra khỏi hồ. Thế nhưng, việc nước thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy xả trộm ra Hồ Tây thông qua cống thoát nước chung khó có thể kiểm soát.
"Xác suất nước từ ống cống chung xả ra Hồ Tây vẫn có thể xảy ra nhưng chiếm một diễn tích nhỏ so với toàn bộ dung tích nước ở Hồ Tây. Nhưng để việc xử lý nước ở Hồ Tây thêm hiệu quả thì cần thêm việc dẫn nước từ sông Hồng (đã qua xử lý) dẫn vào hồ để có nguồn nước phổ cập.
Tình trạng của Hồ Tây hiện nay chỉ có vào mùa mưa mới có nước phổ cập còn vào mua khô thì hầu như nước bị đọng lại và không có nguồn phổ cập để thay thế. Điều này cũng đóng vai trò lớn trong việc xử lý ô nhiễm nước sông Tô Lịch. Khi nước Hồ Tây đảm bảo, xả ra sông Tô Lịch thì sẽ trở thành nguồn nước phổ cập cho dòng sông này" - ông Nhuệ cho hay.
Cuốn bay kết quả thử nghiệm làm sạch sông Tô Lịch, đâu phải lần đầu
Xem cảnh nước hồ tây cuốn phăng kết quả thử nghiệm làm sạch sông Tô Lịch của chuyên gia Nhật, GS Lương Ngọc Huỳnh bày ... |
Hồ Tây tiếp tục xả nước ra sông Tô Lịch, chuyên gia Nhật Bản sẽ có biện pháp gì?
Nếu Hồ Tây xả nước ra sông Tô Lịch lần nữa, các chuyên gia Nhật Bản cho biết sẽ có biện pháp khắc phục tình ... |
\'Từ nay xả nước hồ Tây không ảnh hưởng đến việc làm sạch sông Tô Lịch\'
Đơn vị thí điểm cho biết sau lần đầu bị bất ngờ, công ty đã điều chỉnh công nghệ để đảm bảo nước xả từ ... |
Ngày đăng: 19:13 | 22/07/2019
/ baodatviet.vn