Khi xe Uber và Grab được đi vào phố cấm taxi cung giờ cao điểm thì taxi truyền thống chịu chết ở ngoài. Nếu cố đi những cung đường khác vòng vo để tránh phố cấm thì khách hàng đổ rằng, taxi truyền thống đang cố ý rút tiền từ túi họ. Nào có biết nỗi oan Thị Kính này đâu!
Mới đây tại TP. HCM, một loạt taxi của Vinasun dán đề can với dòng chữ "Yêu cầu Uber và Grab phải tuân thủ pháp luật Việt Nam"; còn tại Hà Nội, hãng taxi Thành Lợi cũng trưng dòng chữ “50.000 xe thí điểm theo QĐ 24 bộ GTVT có doanh thu 18.000 tỷ nhưng nộp thuế chỉ 15.8 tỷ”.
Hành động trên bị xem là “quảng cáo không công cho đối thủ”, còn trên phương diện thương trường thì bị xem là "cạnh tranh không lành mạnh" nên ngay sau đó các xe taxi này đã dỡ bỏ đề can. Tuy nhiên những câu hỏi – yêu cầu của các tài xế taxi thì không dễ “tháo bỏ”.
"Cuộc chiến" taxi truyền thống và Grab, Uber bao giờ kết thúc?
Ai cũng nói, taxi truyền thống phải cạnh tranh công bằng, nếu thất bại là do công nghệ tụt hậu. Điều đó đúng. Nhưng trước khi chê bai nào là giá cước đắt đỏ, xe hôi hám, thái độ lái xe kém, gọi xe bất tiện… thì cũng thử lật lại vấn đề: Nếu được trang bị công nghệ “bắt khách” tiên tiến như Uber hay Grab, liệu taxi truyền thống có được vị thế bình đẳng hay không?
Câu trả lời là: “Không”!
Vì sao ư? Khi xe Uber và Grab được đi vào phố cấm taxi cung giờ cao điểm thì taxi truyền thống chịu chết ở ngoài. Nếu cố đi những cung đường khác vòng vo để tránh phố cấm thì khách hàng đổ rằng, taxi truyền thống đang cố ý rút tiền từ túi họ. Nào có biết nỗi oan Thị Kính này đâu!
Thử hình dung: Trước 9h sáng, có khách nào từ Nguyễn Văn Cừ (Long Biên, Hà Nội) sang Bờ Hồ uống cà phê mà chịu ngồi trên một chiếc taxi truyền thống nhích từng chút vì tắc đường để rẽ ra đê Xuân Quan, qua cầu Vĩnh Tuy rồi lại vòng ngược lại dài hàng chục km thay vì một cuộc điện thoại với Uber, Grab để điềm nhiên ngồi lên xe và thẳng cầu Chương Dương với 3- 4 km là tới nơi. Bởi, cầu Chương Dương cấm taxi cung giờ cao điểm, trong khi đó Uber, Grab thì… vô tư!
Ngoài bất bình đẳng về giao thông, taxi truyền thống quả cũng đang chịu bất bình đẳng về giá cước – do phải chịu thuế cao hơn.
Trong khi công ty TNHH GrabTaxi được thành lập tại Việt Nam chỉ chịu mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% (theo quy định tại Thông tư 219 của bộ Tài chính); Uber Việt Nam còn chịu thuế suất thuế GTGT 3% trên doanh thu được hưởng (theo Công văn số 11828 của bộ Tài chính) thì các doanh nghiệp taxi đang chịu mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ vận tải là 10%!
Bên cạnh đó, taxi truyền thống còn bị ràng buộc bởi các điều kiện kinh doanh theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP mà Uber hay Grab hoàn toàn không phải chịu (như xe phải gắn “mào”, chịu sự quản lý về quy hoạch của UBND cấp tỉnh…).
Vì vậy, dù có chê bai thì cũng xin hai chữ công bằng cho taxi truyền thống!
Nhiều người dự đoán, taxi truyền thống sẽ bị hủy diệt trong làn sóng công nghệ 4.0. Kể cả có phải vậy, thì cũng hãy để đó là sự hủy diệt cho sáng tạo (creative destruction) chứ không thể là “hủy diệt trong ấm ức” như hiện nay.
* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả!
Truyền thống “va” công nghệ, phải tự thay đổi chứ không thể đòi cấm
Không chỉ taxi truyền thống “va” Uber, Grab, nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế đang chứng kiến cuộc xung đột mang tính tất yếu ... |
\'Đại chiến\' taxi
Trong những ngày qua, dư luận xôn xao bàn tán việc nhiều xe taxi ở cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh dán ... |
http://www.nguoiduatin.vn/cong-bang-cho-taxi-truyen-thong--a342146.html
Ngày đăng: 09:29 | 13/10/2017
/ Thành Huế/nguoiduatin.vn