Chàng rể cũng có "nỗi khổ" với mẹ vợ, mà như K. nói thì "mình đàn ông, không lẽ hở chút lại về nhà mách cha mẹ, hay tỏ ý buồn phiền gì với vợ. Vậy coi sao được". Cho nên, thường thì chàng rể vẫn... mỉm cười cho qua. 

Chuyện mẹ chồng - nàng dâu đã có 1.001 sắc thái. Nhưng chuyện chàng rể - mẹ vợ nhiều khi cũng bội phần khổ nhọc, chẳng qua là cánh mày râu ít nói ra mà thôi.

Mới về ở rể tuần đầu tiên, anh P.V.K đã ngao ngán: "Nghĩ hết năm này đến tháng nọ thấy sợ hãi quá!". Nghe vừa buồn cười vừa thương, hỏi ra mới biết, từ ngày lấy vợ, chiều nào anh cũng phải tranh thủ về sớm ăn cơm tối cùng, nếu không mẹ vợ sẽ dấm dẳng: "Rể mới mà mấy ngày đã không coi mẹ vợ ra gì!".

con re vo dau but tai vi o re me vo quai chieu chieu kieu gi cung kho

Quá ngột ngạt, vợ chồng anh quyết vay mượn để ra riêng. Hình minh họa.

Anh làm công, nhiều hôm về muộn vì tăng ca, vậy mà mẹ vợ lúc nào cũng muốn cả nhà ăn cơm với nhau. Hồi mới quen con gái mẹ, đi sớm về muộn không sao, chứ một khi thành rể rồi, việc của con con tự biết cách sắp xếp, còn việc của mẹ là... chờ cơm.

Anh K.vò đầu bứt tai: "Mẹ vợ là thợ may, bà may cho mình mấy cái áo sơ mi. Nhưng nhiều khi mình thích mặc áo thun cho mát mẻ, áo sơ mi đóng thùng thì khi nào có tiệc tùng hay việc quan trọng rồi mặc, chứ đi làm đã mặc đồng phục, đủ mệt rồi". Vậy mà mẹ vợ nói với con gái: "Tính sao thì tính, nó coi thường, không thèm mặc áo mẹ may, vài bữa mẹ không cho vào nhà".

Chưa kể, anh còn trẻ, tóc tai cũng có phong cách của người trẻ. Với anh là đẹp, hợp thời trang. Nhưng với mẹ là "coi không được". Mẹ bảo vợ phải nói anh để lại kiểu tóc cho "đàng hoàng". Đàng hoàng theo mẹ là tóc cắt đúng chuẩn không được dài quá, không che mắt... Chuẩn của mẹ là chuẩn tóc của ba mấy mươi năm về trước.

"Mình cũng đi làm suốt, đâu phải thuộc dạng chỉ biết ăn chơi. Lúc ở nhà cha mẹ mình còn không quá để tâm đến việc tóc tai quần áo mình như thế nào, giờ về nhà mẹ vợ thì cứ như phải...học lại từ đầu. Nghĩ năm dài tháng rộng thấy mà sợ hãi. Lấy vợ chấp nhận ở rể là thương gia cảnh nhà vợ đơn chiếc, chứ nào tưởng tượng ra nổi bị kìm kẹp đến vậy'- anh K.than.

Thế mới biết, đâu phải chỉ có mẹ chồng - nàng dâu mới sinh chuyện. Chàng rể cũng có "nỗi khổ" với mẹ vợ, mà như K. nói thì "mình đàn ông, không lẽ hở chút lại về nhà mách cha mẹ, hay tỏ ý buồn phiền gì với vợ. Vậy coi sao được". Cho nên, thường thì chàng rể vẫn... mỉm cười cho qua.

Với anh T.P, nhiều khi cũng bị mẹ vợ trách móc đủ bề, nhưng vì hiểu tâm lý người già, anh thường giả lả để mọi chuyện không trở nên quá phức tạp. Không ở chung nhà nhưng hễ nhà mẹ vợ hư bóng đèn, bể ống nước, sửa nhà, làm giàn trồng rau, sơn cửa... anh đều có mặt làm phụ.

Những lúc như vậy anh được mẹ vợ khen hết lời, nhưng nhiều khi bị trách chỉ vì anh... hay ăn. Bà hay tiết kiệm, đồ ăn không hết hôm trước là bỏ hết vào tủ lạnh. Anh nghĩ mình phải có trọng trách giúp mẹ vợ những thức ăn cũ thừa trong tủ lạnh.

Chị kể, anh xuất thân nông dân nên thật thà. Anh nói, anh ăn phụ, để mẹ nấu món mới mà ăn cho ngon. Nào ngờ, bà mắng vốn con gái, nói anh cứ qua mẹ vợ là "không chừa món gì".

Thương chồng, chị không dám nói thẳng. Nhưng nói khéo thì cũng không biết cách làm sao để anh hiểu. Vì thật ra, chuyện cái ăn có gì đâu mà bắt bẻ.

con re vo dau but tai vi o re me vo quai chieu chieu kieu gi cung kho

Thương vợ, anh phải ráng chiều lòng mẹ vợ

Vợ chồng đặt tour du lịch dẫn mẹ đi chơi, về thế nào bà cũng có chuyện trách con rể này kia, nhưng lạiquên mất rằng chính con rể là người gợi ý chuyến du lịch và đóng tiền cho mẹ vợ đi cùng. Rồi mỗi dịp lễ lạt anh mua quà biếu hai bên gia đình, bà mà biết thế nào cũng so sánh, mang giá trị, công dụng món quà ra xét nét, đánh giá con rể...

Để cha mẹ vợ/chồng thương dâu/rể thật lòng, có lẽ là rất khó. Mỗi người một hoàn cảnh, một cách nghĩ. Đôi khi cả hai bên đều cố gắng dung hòa mối quan hệ, nhưng thường thì mỗi khi có chuyện gì, dù nhỏ, dâu/rể vẫn bị săm soi xét nét ở mặt tiêu cực nhiều hơn.

"Giờ chỉ mong vợ chồng được ra riêng. Nói thật, cha mẹ chồng hay cha mẹ vợ, dù thương mấy vẫn không nên ở chung. Thay vào đó, ở gần để tiện bề thăm sóc vẫn là cách tốt nhất. Nhiều khi vợ chồng không có chuyện gì, nhưng đụng với phụ huynh lại ra chuyện xích mích" - anh P.V.K nói.

Anh làm rể chưa đầy năm đã vay tiền khắp bạn bè để mua nhà. "Ở rể vì thương vợ thôi, chứ ở lâu mình không còn là mình nữa", anh nói.

(*) Tít bài đã được Dân Việt đặt lại.

con re vo dau but tai vi o re me vo quai chieu chieu kieu gi cung kho Mẹ chồng viết thư tay, xoa lưng 2 giờ mỗi ngày cho con dâu mang bầu

Dặn dò thôi chưa đủ, đi đâu xa, mẹ chồng Bích còn viết thư tay cho con dâu, dặn con ăn uống nghỉ ngơi. Biết ...

con re vo dau but tai vi o re me vo quai chieu chieu kieu gi cung kho Dùng kế “đuổi khéo” mẹ chồng, chưa kịp vui nàng dâu đã rầu thúi ruột

Ngay ngày hôm sau, mẹ chồng Hoài nằng nặc đòi về quê dù Hoài một mực năn nỉ ở lại. Chồng Hoài không biết sự ...

Ngày đăng: 09:08 | 05/07/2019

/ http://danviet.vn