Theo nghiên cứu của TS. Trần Quang Tuyến, những người có bố làm công việc trí óc có khả năng chọn những công việc trí óc cao hơn 260%, so với những người có bố làm công việc lao động chân tay.
Nghiên cứu của nhóm TS. Trần Quang Tuyến (Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội) lần đầu tiên xem xét tác động của đặc điểm gia đình và cá nhân, chất lượng đào tạo lao động tới sự lựa chọn nghề nghiệp của người trẻ Việt Nam.
Một trong những phát hiện thú vị của nghiên cứu này là phụ nữ Việt Nam có khả năng có công việc tốt hơn đàn ông, thậm chí là sau khi đã tính tới tất cả các nhân tố khả biến khác.
Trình độ học vấn cao hơn cũng là yếu tố quan trọng nhất quyết định việc lựa chọn những nghề nghiệp trí óc, trong khi đó nền tảng gia đình (ở đây là nghề nghiệp của người bố) đóng vai trò đáng kể trong việc lựa chọn nghề nghiệp của con cái.
Quan trọng hơn là nghiên cứu kết luận, chất lượng đào tạo giúp tăng khả năng có được những công việc tốt hơn.
Cụ thể, kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng việc làm của người bố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự lựa chọn nghề nghiệp của con cái. Ví dụ như, khi các yếu tố khác đều bình đẳng, những người có bố làm công việc trí óc có khả năng chọn những công việc trí óc cao hơn 260% so với những người có bố làm công việc lao động chân tay.
Nhiều nghiên cứu trước đây liên quan đến sự tác động từ nghề nghiệp của bố mẹ cũng xác nhận rằng đó là một yếu tố có tính quyết định tới sự lựa chọn nghề nghiệp của con cái ở cả những quốc gia phát triển và đang phát triển.
Phát hiện này có thể được lý giải bởi thực tế là nếu một người cha đạt được vị trí nghề nghiệp cao, thì vị trí xã hội của ông có thể giúp con cái có được những công việc tốt hơn. Xu hướng chuyển giao nghề nghiệp giữa các thế hệ này thường được gọi là “hiện tượng trễ thời đại”.
Một thông tin không ngạc nhiên của nghiên cứu là: Những công việc trí óc đòi hỏi kỹ năng cao sẽ có mức thu nhập cao nhất, trong khi những công việc lao động chân tay kỹ năng thấp sẽ có mức thu nhập thấp nhất. Tuy nhiên, cả công việc chân tay kỹ năng thấp và công việc chân tay đòi hỏi có kỹ năng đều có mức thu nhập tương đương nhau.
Cụ thể, nhóm công việc được trả lương cao nhất có thu nhập cao hơn nhóm công việc được trả lương thấp nhất là 1,53 triệu đồng, và cao hơn nhóm được trả lương trung bình là 850 nghìn đồng. Khoảng cách thu nhập giữa các công việc có mức lương trung bình và lương thấp nhất rơi vào khoảng 690 nghìn đồng.
Mức độ hài lòng về công việc ở các nhóm nghề không đòi hỏi kỹ năng cũng thấp hơn các nhóm khác.
Trong khi đó, những người có ít nhất 1 đứa con sẽ có khả năng chọn công việc chân tay đòi hỏi kỹ năng ít hơn 58% so với những người không có con. Cứ có thêm 1 thành viên trong gia đình thì con số này tăng thêm 21%. Tuy vậy, việc lựa chọn nghề nghiệp dường như không bị ảnh hưởng bởi quy mô hộ gia đình và việc có con. Tình trạng hôn nhân cũng không có liên quan đến việc lựa chọn nghề nghiệp, nhưng tình trạng di cư có liên quan mật thiết tới sự lựa chọn nghề nghiệp.
Nghiên cứu cho thấy, nếu tất cả các yếu tố khác bình đẳng thì khả năng một người lao động nhập cư chọn công việc chân tay có kỹ năng sẽ cao hơn 207% so với một lao động không nhập cư. Tương tự, lao động nhập cư có khả năng chọn công việc trí óc kỹ năng thấp cao hơn 409% và chọn công việc trí óc kỹ năng cao cao hơn 248% so với lao động không nhập cư.
Về vai trò của giáo dục, kết quả cho thấy giáo dục có ảnh hưởng lớn nhất đến việc lựa chọn một số nhóm nghề nghiệp.
Nhìn chung, nền tảng giáo dục tốt hơn sẽ làm tăng khả năng chọn một công việc tốt hơn. Ví dụ, nếu mọi yếu tố đều bình đẳng thì những người chỉ học hết tiểu học hoặc không đi học sẽ có cơ hội trở thành lao động chân tay có kỹ năng thấp hơn 66%, cơ hội trở thành lao động trí óc kỹ năng thấp thấp hơn 86%, và cơ hội trở thành lao động trí óc kỹ năng cao thấp hơn 97% so với những người có bằng trung học phổ thông trở lên.
Tác động của giáo dục còn lớn hơn nhiều với những người có bằng đại học. Tấm bằng đại học làm tăng khả năng có một công việc trí óc kỹ năng thấp lên 8.653% và tăng khả năng có một công việc trí óc kỹ năng cao lên 28775%.
Những tác động tích cực và mạnh mẽ của giáo dục đối với việc chọn lựa công việc cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu ở Nhật Bản, Nga và Mỹ.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong khi trình độ học vấn là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc lựa chọn cả công việc trí óc kỹ năng thấp và kỹ năng cao thì nó lại không hề ảnh hưởng đến việc lựa chọn công việc lao động chân tay có kỹ năng. Điều này có thể được giải thích rằng những công việc chân tay yêu cầu kỹ năng không đòi hỏi trình độ giáo dục bậc cao.
Nghiên cứu của nhóm TS. Trần Quang Tuyến được lấy dữ liệu từ “
Khảo sát Chuyển tiếp từ trường học tới việc làm”
năm 2015 do Tổ chức Lao động quốc tế thực hiện, dữ liệu Tổng Điều tra doanh nghiệp năm 2014 và dữ liệu từ Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2014.
Nghiên cứu được công bố trên "Children and Youth Services Review", tạp chí trong danh mục ISI (SSCI) về giáo dục, xuất bản bởi Elsevier, Hà Lan.
Sở GD&ĐT Hòa Bình: Thí sinh điểm cao không phải \'con ông cháu cha\'
Sau kết luận của tổ chấm thẩm định, Sở GD&ĐT Hòa Bình cho biết thí sinh đạt điểm cao ở tỉnh này nằm rải rác ... |
Bao nhiêu trường hợp nâng điểm ở Hà Giang là "con ông cháu cha"?
Theo phản ánh của nhiều phụ huynh tỉnh Hà Giang và xác minh của Thanh Niên cho thấy trong số các thí sinh đạt điểm ... |
Nghi vấn "con ông cháu cha" hưởng điểm thi "khống": Lãnh đạo Hà Giang nói gì?
Trước những phản ánh về việc nhóm điểm thi cao rơi vào các thí sinh có liên quan hay con cháu của các lãnh đạo ... |
Con ông này, bà kia ở Đài Hà Nội: Thực trạng quá đỗi bình thường!
Không chỉ riêng Đài PT- TH Hà Nội mà rất nhiều cơ quan Nhà nước hiện nay, số người không làm được việc chiếm tỷ ... |
Ngày đăng: 11:28 | 29/08/2018
/ http://vietnamnet.vn