Nó có dáng đi thong thả, oai vệ. Dường như tất cả sự linh thiêng của trời đất, của rừng già đều dồn vào nó, vì thế mỗi bước đi đều thể hiện sự điềm tĩnh, tự tin. Mỗi ánh mắt nhìn đều thấy sự kiêu hãnh và uy quyền tuyệt đối.
Con hổ Leng (Kỳ 5) |
Con hổ Leng (Kỳ 4) |
Con hổ Leng (Kỳ 3) |
Chữ “hoàng văn đạt” ông không viết hoa họ và tên.
Rồi ông đặt bút xuống, phóng tầm nhìn ra xa.
Nắng ấm đã bắt đầu tỏa vàng nhạt lên những đám mây còn quẩn trên thung lũng. Từ trên lưng núi nhìn xuống, thung lũng như một biển mây, những ngọn núi nhỏ nhô lên như những hòn đảo.
Trời bắt đầu có gió.
Những ngọn gió đầu tiên thổi mây nổi sóng. Từng cụm mây lắc lư, chuyển dịch xuôi theo chiều gió, rồi tản ra. Thung lũng quang dần và chốc lát đã thấy những ô ruộng nước màu lúa mới bén chân. Những con cò đậu trên rừng tre chỉ chờ có thế là chao đôi cánh trắng liệng xuống đồng. Những cánh cò bay đã làm cho thung lũng sống động hẳn lên.
Ông Tài nhắm mắt lại và bỗng chốc ông thấy mình không còn ở trong cái phòng hỏi cung rộng 6 thước vuông này nữa.
Ông thấy mình như đang ở trong cánh rừng đại ngàn âm u, ánh nắng mặt trời lách qua tán lá dầy, rọi xuống mặt đất ẩm những luồng sáng vàng trong. Từ thảm lá mục ẩm ướt, một mùi nồng nồng ngai ngái dịu dàng tỏa ra. Ðâu đó rộn lên tiếng con khướu bách thanh bắt chước chim họa mi hót líu ríu, tiếng con gà rừng gáy cụt lủn “Kẹc kè ke… Kẹc!”, tiếng những con sóc nâu chuyển cành rào rào… Và bỗng dưng, ông nghe thấy văng vẳng từ xa là tiếng dòng suối Leng chảy cuồn cuộn, thúc vào những tảng đá nằm giữa dòng ào ạt. Rồi từ trong âm u rừng thẳm, một con Leng từ từ hiện ra trong màn sường mù mờ ảo. Nó bước từng bước thong thả, nhưng chân nó như không chạm đất... Cái bụng con Leng sệ xuống, nặng nhọc, nó đưa cặp mắt nhìn ông và từ trong lòng ông như có viền vàng xung quanh tỏa ra những tia sáng ấm áp, tin cậy và buồn rười rượi.
“Leng ơi, con hãy tha lỗi cho ta” - Ông Tài gục mặt xuống, nước mắt ứa ra. Rồi ông khóc nấc lên nước mắt tuôn trào như nước giọt gianh… Ðôi vai gầy rung lên bần bật… Ông khóc rũ rượi và vừa khóc, ông vừa nói ngắt quãng: “Ta cũng sắp về với con đây… Con biết không… Ta và con sẽ lại được đi chơi, đi tắm suối. Con lại được ở bên ta. Hãy tha thứ cho ta!”.
II
Rời khỏi cánh rừng già âm u, con Leng phóng thẳng lên một quả đồi tranh, trên đó có mấy cây dẻ còn sót lại sau những trận cháy rừng. Cỏ gianh rẽ ra, để lộ cái lưng màu vàng cháy chen vào đó là những vằn đen.
Ảnh minh họa (Nguồn Internet) |
Ðó là một con hổ cái đã trưởng thành, nặng khoảng gần 150kg. Nó có dáng đi thong thả, oai vệ. Dường như tất cả sự linh thiêng của trời đất, của rừng già đều dồn vào nó, vì thế mỗi bước đi đều thể hiện sự điềm tĩnh, tự tin. Mỗi ánh mắt nhìn đều thấy sự kiêu hãnh và uy quyền tuyệt đối.
Nó vẫn bước những bước thong thả rồi bỗng nhiên nó dừng lại. Quét ánh mắt nhìn quanh, cảnh giác. Nó ngửi thấy một mùi lạ đang tỏa ra từ thân cây dẻ… Ðó là mùi nước đái hổ - đồng loại của nó. Nhưng khứu giác tuyệt vời của giống hổ là có thể nhận ra hơi của đồng loại cách xa hàng trăm mét, nhất là từ mùi nước đái và phân biệt được ngay tức khắc mùi của giống khác. Mùi nước đái hổ mà con Leng nhận biết được đó là của một con hổ đực. Nó đến bên gốc cây, ngửi kỹ hơi nước đái của một con hổ đực nào đó còn vương trên thân cây và nó biết rằng, con hổ đực đó mới đi qua đây chỉ không quá nửa ngày. Nó hít kỹ thêm vài hơi như thế để ghi nhận mùi của giống đực rồi thong thả đi tiếp.
Lên tới đỉnh đồi, con Leng trèo lên một thân cây cháy đen sì, rồi cào bộ vuốt nhọn hoắt vào gỗ sồn sột. Nó ngồi đường bệ, cái đuôi dài đầu có khoang đen vẫy qua vẫy lại. Và ngẩng cao đầu, nó gầm lên hum... hùm... ùm! Tiếng gầm của nó chuyển vang xa. Núi rừng tiếp nhận âm thanh oai vệ ấy rồi trả lại rền rền. Một con quạ đậu trên ngọn cây ổi giật mình bay vọt lên kêu hốt hoảng. Cong Leng lại gầm lên tiếng nữa, lần này nó kéo dài hơn rồi lại im lặng chờ đợi.
Bỗng từ trong rừng tre, có tiếng gầm đáp lại và không lâu sau một con hổ đực to lớn xuất hiện.
Nó lao lên đồi, đến bên con Leng và khe khẽ ngồi im lặng, nhìn con Leng đau đáu.
Ðó là một gã hổ đực già. Bộ lông vốn trắng muốt ở ngực nay đã úa vàng nhăn nhúm. Vạt lông đã ngả sang màu vàng sẫm có những vằn đen tối màu, không còn sinh khí tỏa ra như thời còn trai trẻ. Những cái râu dài vốn cong vểnh lên kiêu ngạo cũng bắt đầu cụp xuống, ánh mắt đã giảm đi vẻ tinh nhanh nhưng vẫn còn nghiêm nghị.
Con Leng vẫn ngồi trên thân cây hờ hững nhìn chàng hổ đực đã xế chiều. Nó không chờ đợi một người bạn đời như thế. Nó gầm lên tiếng nữa để gọi thêm những chàng hổ trẻ trung đến.
Nó nhìn gã hổ già bằng ánh mắt khinh khỉnh.
Mi là kẻ nào mà dám mon men đến gạ gẫm ta chứ? Trông bộ dạng mi, thì cũng chỉ là sống để mà chờ một ngày nào đó gắng gượng leo lên núi cao, bò ra một mỏm đá nào đấy và lao xuống để kết liễu cuộc đời… Nhìn bước chân mi, ta biết, để leo lên được tới đây, mi cũng đã phải cố gắng lắm… Ngực mi đến giờ vẫn còn phập phồng gấp gáp, nước bọt phòi ra trắng đục hai bên mép… Nom đến tởm. Chả lẽ mi không nhận ra là ta mới sinh con có một lứa hay sao? Liệu với sức già nua của mi, mỗi ngày mi chiều ta được bao nhiêu lần? Và liệu có cho ta được những đứa con khỏe mạnh hay không?
Con hổ già cảm nhận được điều đó nên nó đến sát bên con Leng, khe khẽ cọ ria vào mép con Leng và từ trong cổ họng phát ra tiếng rên rỉ van xin... Nó biết, nếu bây giờ có một gã hổ đực khác xuất hiện thì ắt sẽ có cuộc chiến xảy ra giữa hai con, hẳn nó sẽ bị đánh bại nhanh chóng bởi sức lực của nó đã bị thời gian làm mòn mỏi. Và cô nàng hổ cái xinh đẹp kia sẽ thuộc về kẻ chiến thắng.
Không, lẽ ra nó còn khỏe hơn nếu như nó được ăn no và không phải lang thang lẩn trốn những cuộc săn đuổi không mệt mỏi của con người. Ðã nhiều ngày nay, gã không dám bén mảng ra cánh rừng thưa để kiếm miếng ăn, bởi nó biết, những họng súng của bọn thợ săn luôn có ở những nơi có bọn nai, hoẵng… Bọn thợ săn hiểu hơn ai hết là lũ hổ sẽ ra rình mồi ở ngoài rừng thưa, chứ trong rừng già, chúng khó bề sử dụng sức mạnh và tốc độ. Vì thế, cái đói luôn thường trực trong gã.
Lúc nãy, gã đang thiu thiu ngủ để cố quên đi cơn đói thì nghe tiếng gầm của đồng loại. Và chỉ nghe tiếng thôi, gã biết đó là tiếng một ả hổ cái đang vào kỳ động dục. Thế là bản năng giống đực của gã tưởng như đã mất biến từ lâu, nay bừng tỉnh giấc.
Gã biết rằng con Leng không ưng ý gã nhưng nó vẫn kiên nhẫn chờ đợi. Gã hiểu rằng, ả hổ cái kiêu kỳ kia hẳn sẽ xuôi lòng nếu như không có gã hổ đực trẻ trung nào khác. Mà điều ấy, gã biết lắm chứ. Lâu lắm rồi, gã có thấy bóng dáng một con hổ đực nào nữa đâu.
Thời còn trai trẻ, gã thấy rừng già chật hẹp vì đi đâu cũng thấy đồng loại. Nhưng cuộc sống ngày ấy sao mà dễ chịu đến thế. Những đàn bò, đàn trâu rừng, những con nai to lớn, những con hoẵng ngây thơ... lúc nào cũng dư thừa. Bản thân gã cũng có một thời được suy tôn là chúa đứng đầu cả một đàn hổ ngót chục con. Dưới sự chỉ huy của gã, chúng tấn công vào những đàn trâu rừng có cặp sừng vênh vang. Chúng quây lấy cả đàn bò hàng chục con và hạ sát những con mềm thịt nhất.
Nhưng dần dà, con người đã giết dần, giết mòn đồng loại của gã. Bây giờ thì đi tới đâu gã cũng thấy những mái nhà sàn thấp thoáng, những con người đeo súng kè kè và nếu phát hiện ra dấu vết hổ, họ kéo cả làng, cả bản đi săn lùng.
Nhiều lúc gã tự hỏi mình rằng gã chưa bao giờ tấn công con người, gã chưa đụng đến một con bò, con trâu mà con người chăn dắt. Vậy sao con người cứ đi rình bắn hổ. Chả lẽ tổ tiên họ đã truyền lại cho đám con cháu này là phải giết hổ để trả thù cho mối nợ máu từ ngàn năm trước hay sao? Nhưng đâu phải chỉ có giống hổ mới là nạn nhân của những cuộc săn lùng điên dại ấy. Bao nhiêu loài vật khác, kể cả loài bò sát như trăn, rắn, cho đến con nhái cũng là thứ bị con người tiêu diệt. Sao con người cứ sinh sôi nảy nở mãi mà không có loài vật nào khác diệt đi nhỉ? Sao trời lại bất công đến mức để cho một loài sinh ra nhung nhúc trong khi các loài khác lại bị con người giết dần giết mòn hết đi? Tại sao lại có cái giống động vật mang tên là người mà lại ích kỷ đến thế? Cái giống người chỉ biết chà đạp lên mạng sống của các loại khác để thỏa mãn tính tham lam, hưởng lạc của mình.
Không vội vã tấn công vào tình cảm của cô nàng hổ cái, gã hổ già vẫn ngồi bên cạnh đợi chờ. Kinh nghiệm từ thời trai trẻ cho gã biết, khi mình không còn đủ sức mạnh để chinh phục ả hổ cái thì tốt nhất là nên chờ đợi và tỏ ra khôn ngoan, tế nhị trong việc bày tỏ tình cảm. Các ả hổ cái tuy cũng thích những gã hổ đực khỏe mạnh, dũng cảm nhưng trái tim chúng vẫn có chỗ đứng cho sự mềm dẻo, cho những ánh mắt tình tứ, sự chăm sóc ân cần dịu dàng và nhiều khi đến mềm yếu. Dù là giống hổ, là chúa của muôn loài, là con vật oai linh của rừng thẳm nhưng hổ cái vẫn là hổ cái.
Thời gian trôi đi nhanh chóng. Mặt trời đã đứng bóng và hun nóng lớp da già nua của con hổ đực. Mặc những đàn ruồi vàng, muỗi bay vo ve rúc vào lỗ tai... gã vẫn kiên nhẫn ngồi chờ đợi tình thương của con Leng. Thỉnh thoảng, gã lại khẽ cọ đầu vào cái mông chắc lẳn của con Leng như thể nhắc nhở cho cô em thấy sự hiện diện của gã. Những lúc như thế, con Leng hơi ngoái đầu lại, nhìn gã bằng cặp mắt dửng dưng có pha chút thương hại.
Con Leng lại gầm lên. Tiếng gầm của nó lộ rõ vẻ khao khát, tha thiết. Ðáp lại tiếng kêu gọi của nó vẫn chỉ là âm thanh rền rĩ vọng về. Mới hai năm trước đây, đáp lại tiếng gọi của nó có đến ba gã hổ đực lao ra. Chúng chồm lên lăn xả vào nhau, cắn xé nhau để rồi cuối cùng có một kẻ chiến thắng, mình mẩy máu me bê bết đến bên nó và được nhận sự chăm sóc đầy thương yêu cảm phục.
Nhớ lại ngày ấy, con Leng thấy xót xa trong lòng và từ đáy sâu thăm thẳm của trí nhớ hiện lên những chú hổ con nghịch ngợm, lũn cũn đi theo mẹ. Ba đứa con của nó, chúng đẹp đẽ, khỏe mạnh làm sao. Nhưng khi mới được ba tháng tuổi thì một bọn người đã vây bắt chúng. Lần ấy, con Leng lăn xả vào cứu con. Nó đã tát chết một người, cắn nát vai một tên khác, nhưng rồi nó vẫn phải chạy vì súng nổ nhiều quá.
Nỗi buồn chợt ập đến làm con Leng quên mất gã hổ già đang ngồi chầu bên cạnh.
Nó nằm xoài ra, đặt cái đầu tròn kiêu hãnh vào giữa hai chân, đôi mắt nhắm lại. Ôi những đứa con yêu quý của ta giờ này ở đâu? Lũ con người kia đã bắt chúng làm gì? Chúng còn sống hay đã chết?
Chiến dịch truy lùng tử tù vượt ngục chưa từng có của Công an Hà Nội (Kỳ cuối)
Cuộc "càn" kéo dài hơn ba giờ đồng hồ và không còn sót một mét vuông, nhưng tên Thân thì... mất tích. |
Chiến dịch truy lùng tử tù vượt ngục chưa từng có của Công an Hà Nội (Kỳ 2)
Vụ phá trại giam của hai tên Nguyễn Văn Thân và Nguyễn Hải Nam cũng là dựa theo cách mà tên Phước "tám ngón" đã ... |
Chiến dịch truy lùng tử tù vượt ngục chưa từng có của Công an Hà Nội (Kỳ 1)
Nếu không bắt được chúng, nếu không có những thực nghiệm điều tra nghiêm túc, khoa học thì không ai có thể tin rằng một ... |
(Xem tiếp kỳ sau)
Nguyễn Như Phong
Ngày đăng: 06:00 | 20/09/2017
/ Năng Lượng Mới