Này ông già, liệu ông còn sống được mấy ngày nữa mà cố bảo vệ những con thú. Ông bị như thế này cũng chỉ là vì mấy con thú đấy. Nói cho ông biết mà chuẩn bị tinh thần, số phận của ông đã được định đoạt rồi đấy. Không ai cứu được ông nữa đâu.
Con hổ Leng (Kỳ 4) |
Con hổ Leng (Kỳ 3) |
Con hổ Leng (Kỳ 2) |
Trưởng giám thị:
- Việc này thì anh cứ yên tâm. Tôi thấy trong vụ này, báo chí mà lên tiếng thì cũng rất hay đấy. Trừ báo của tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo là phải lên án vụ của bác Tài, còn tất cả các báo Trung ương đều lên tiếng bênh vực. Vậy nên cũng không ngại lắm đâu.
Ông Tài hỏi:
- Bao giờ tôi phải nộp bản tường trình?
Thiếu tá Tuấn:
- Bác cố gắng cho chúng tôi càng sớm càng tốt. Tôi biết là viết kỹ lại việc này thì có khi cũng phải mất vài ba ngày. À, mà tôi nói luôn, có khi bác bỏ bút lâu rồi, giờ viết không quen. Nếu bác cần thì chúng tôi sẽ cử người viết lại giúp bác.
Ông Tài lắc đầu:
- Không. Tôi vẫn còn viết rất tốt. Các anh không biết chứ ngày xưa đi học được rèn viết kỹ lắm. Rồi các anh xem, chữ tôi còn đẹp hơn khối người bây giờ đấy.
Ông Tài nói xong, rồi mỉm cười với vẻ tự hào.
Thiếu tá Tuấn:
- Thế thì tốt quá! Ðúng là bây giờ chữ của học sinh, chữ của cán bộ ngày càng xấu thê thảm vì họ lạm dụng máy tính quá đáng. Nhưng nghề của chúng tôi phải ghi lại lời khai, không dùng máy tính được. Có nhiều cán bộ điều tra viết chữ không thể nào luận ra được. Bây giờ tìm được một anh cán bộ điều tra viết chữ đẹp sao mà khó thế!
Nói chuyện phiếm một lúc, Thiếu tá Tuấn đứng lên:
- Mọi việc cứ thế bác nhé. Bác yên tâm là đâu sẽ có đó. Thôi chúng tôi xin phép ra về đây.
Rồi Thiếu tá Tuấn quay sang nói với Trưởng giám thị:
- Ông anh ở đây cố gắng bảo vệ bác Tài. Ðây là nhiệm vụ Giám đốc Công an tỉnh giao đấy nhé!
Trưởng giám thị:
- Ông không phải nhắc. Nói thật là lúc chưa có ý kiến của lãnh đạo, phải giam bác Tài chung với thằng Quyết “đại ca” tôi cũng ớn lắm. Nhưng được cái chúng nó cũng rất biết điều.
Trước khi ra về, Nguyên nói thêm:
- Bác cố gắng viết thật kỹ, đặc biệt là quá trình chúng nó đến gạ mua con hổ.
Ông Tài gật đầu:
- Chuyện đó thì tôi nhớ rõ lắm.
Ba người ra về, cánh cửa phòng hỏi cung khép lại sau lưng ông Tài. Tiếng gót giày gõ thong thả lên nền xi măng nhỏ dần, nhỏ dần.
Khi những âm thanh khô cằn đó vừa dứt thì trên cây mít ngoài cửa sổ xuất hiện một đôi chim chào mào từ đâu bay đến cất tiếng hót rộn rã.
Ảnh minh họa (Nguồn:Internet) |
Ðôi chào mào rừng có cái mào đỏ chót, nhảy nhót trên cành mít, chúng dừng lại, ngó nghiêng rồi nhìn ông Tài. Khoảng cách đủ gần để ông Tài nhìn thấy rõ ánh mắt sáng long lanh của chúng. Chúng nhìn ông Tài, rồi lại nhìn nhau như muốn hỏi người kia là ai, sao không ra ngoài hít thở không khí trong lòng, không hưởng cái giá lạnh ẩm hơi sương và hương thơm của đủ loại cỏ cây mà lại ngồi trong bốn bức tường ấy. Chúng ngó nghiêng một lúc, rồi quay sang rỉa lông cho nhau. Con chim cái nhỏ nhắn, màu xám nhạt cúi đầu để con đực nom oai phong như một vị võ tướng dùng mỏ rỉa vuốt từng cái lông cánh. Chúng say sưa tận hưởng sự chăm sóc của nhau mà không biết rằng cách chúng chỉ hai chục mét, một cảnh sát đang lom khom tiến đến, trong tay là khẩu súng hơi đã bẻ nòng.
Ông Tài giật mình nhìn anh cảnh sát, rồi xua tay, suỵt suỵt báo động cho đôi chim. Chúng ngừng rỉa lông, ngơ ngác, rồi ngoái nhìn ông Tài như chưa hiểu ý. Ông Tài lại xua tay, nhưng chúng vẫn đứng im, không thèm bay.
Anh cảnh sát đã quỳ xuống, kê nòng súng vào gốc cây và bấm chốt an toàn.
Ông Tài đứt phắt dậy, hét:
- Anh kia! Làm gì đấy!
Tiếng hét của ông làm đôi chim giật mình, vội vã bay đi.
Anh cảnh sát khóa chốt an toàn khẩu súng lại, rồi thong thả đến bên cửa sổ, nheo mắt nhìn ông Tài.
Ánh mắt anh không hẳn là tức tối, nhưng cũng không thiện cảm.
Một lát, anh ta mới nói:
- Này ông già, liệu ông còn sống được mấy ngày nữa mà cố bảo vệ những con thú. Ông bị như thế này cũng chỉ là vì mấy con thú đấy. Nói cho ông biết mà chuẩn bị tinh thần, số phận của ông đã được định đoạt rồi đấy. Không ai cứu được ông nữa đâu.
Ông Tài cười:
- Ôi! Với tôi bây giờ, cuộc sống còn nghĩa lý gì nữa đâu. Sống để làm gì khi mình bất lực, không bảo vệ được thứ mình yêu quý.
Anh cảnh sát trẻ dòm dòm ông rồi hỏi:
- Ông có phải là Tài không?
Ông Tài gật đầu:
- Vâng, chính tôi.
Anh cảnh sát thay đổi thái độ. Anh đến sát cửa sổ:
- Chào bác. Nghe chuyện bác, hôm nay mới được thấy. Bác tha lỗi cho cháu nhé.
Ông tài nói dịu dàng:
- Ðừng bắn chim nữa cháu ạ. Thêm miếng thịt chim này có làm cháu béo được đâu? Nhưng vắng tiếng chim, thì rừng chỉ còn là rừng câm, rừng chết.
Anh cảnh sát ngó trước, ngó sau, rồi móc trong túi quần ra một gói thuốc lá Bông Sen và bao diêm:
- Ông cầm lấy mà hút. Cẩn thận kẻo giám thị biết đấy.
Ông Tài lắc đầu:
- Cảm ơn anh. Tôi không hút thuốc lá. Tôi chỉ hút thuốc lào.
Anh cảnh sát lặng lẽ bỏ đi.
Ông Tài quay lại bàn, nhìn tờ giấy trên đó đã ghi sẵn những dòng như họ và tên, ngày tháng năm sinh, trú quán, thái độ chính trị. Từ khi vào đây đến giờ, ông cũng đã phải khai vài lần trước cán bộ điều tra. Và câu đầu tiên bao giờ cũng: Tên tôi là…
Ông Tài cầm chiếc bút bi, viết nắn nót mấy chữ to tướng phía dưới:
“Bản kiểm điểm”.
Viết đến đó, bỗng dưng ông dừng lại và tự nhủ: “Sao lại là bản kiểm điểm nhỉ? Ta có làm gì sai đâu mà lại kiểm điểm. Việc như thế nào thì cả huyện, cả tỉnh đều biết. Không. Phải viết lại”.
Thế là ông gạch dòng “Bản kiểm điểm” đi và viết lại nắn nót:
“Bản báo cáo về việc giết tên hoàng văn đạt và đồng bọn”...
Sự khủng khiếp và những tác động đáng sợ của tù biệt giam |
Chiến dịch truy lùng tử tù vượt ngục chưa từng có của Công an Hà Nội (Kỳ 1) |
(Xem tiếp kỳ sau)
Nguyễn Như Phong
Ngày đăng: 06:00 | 19/09/2017
/ Năng lượng Mới