Nhiều bệnh nhân bị viêm ruột thừa, đậu lào nhưng không chịu chữa bệnh vì dấu hiệu khác với chẩn đoán trên mạng.

Chữa bệnh cho những người có trình độ nửa vời, cố lên mạng internet đọc xong rồi lại nghi ngờ chẩn đoán của bác sĩ khiến nhiều bác sĩ rất khó chịu.

Chị Minh, 40 tuổi, ở huyện Định Hóa, Thái Nguyên xuống khám vì cho rằng mình bị đậu lào, khám xét thấy đủ điều kiện chẩn đoán viêm phế quản cấp nhưng người bệnh không tin, bỏ điều trị, vì chẩn đoán này không đúng là bệnh đậu lào như trên mạng.

\\"\\"

 

Ảnh minh họa.

Anh Th. làm nghề xem bói ở Huống, Thái Nguyên, có con gái 18 tuổi. Vào khám bác sĩ vì triệu chứng đau lưng phải thấp âm ỉ tăng dần, tôi chẩn đoán là viêm ruột cấp thể sau manh tràng, Th. xem mạng internet cãi rằng viêm ruột thừa phải đau điểm mác – búc – nây, rồi kiên quyết không cho mổ, thuyết phục mãi mới đồng ý vào viện, sau phẫu thuật bác sỹ nói ruột thừa đầy mủ, muộn chút nữa là viêm phúc mạc ổ bụng.

Cháu Kiên 6 tháng tuổi, trú tại thành phố Thái Nguyên bụ bẫm, khóc thét từng cơn khi bế nghiêng phải, thăm trực tràng có máu theo tay, theo internet, người nhà cho rằng lồng ruột cấp, yêu cầu bệnh viện mổ cấp cứu.

Bác sĩ Sửu (công tác tại Đại học Y Thái Nguyên) đề nghị để theo dõi thêm bị người nhà cho rằng có ý này nọ. Lúc sau, tự người nhà họ phát hiện ở tai phải bé có bị giắt đốt chiếu cói nên bế nghiêng phải là khóc thét, cùng lúc có xét nghiệm phân, kết quả chỉ ra rằng máu theo tay là do kiết lỵ.

Bệnh nhân tên H. công nhân mỏ thiếc Sơn Dương, Thái Nguyên vào viện vì đau cứng thắt lưng, chụp thẳng nghiêng có hình ảnh thoái hóa L5/S1 rõ, càng châm cứu lưng càng ưỡn cứng, hỏi có cứng hàm, bác sĩ cho chuyển khoa truyền nhiễm vì nghi uốn ván. Bệnh nhân nại ra cái phim cột sống thắt lưng và không tin mình bị uốn ván. Đến khoa truyền nhiễm bác sỹ Tuấn xem và nói may mà ông chuyển kịp trong đêm nay, chứ mai thì khó sống sót.

Bác sĩ Hoàng Sầm – nguyên bác sĩ Bệnh viện trung ương Thái Nguyên chia sẻ nghề Bác sỹ lâm sàng là một nghề đặc biệt, đòi hỏi có kiến thức, trực giác mạnh, kinh nghiệm nhiều, khách quan, đạo đức và tính chịu trách nhiệm.

Bác sĩ Sầm nhớ ngày còn đi dạy học trong trường đại học Y, mọi người đều chưa có khái niệm thế nào là internet. Bây giờ máy tính đã là của mọi nhà, nhiều thông tin vô cùng hữu ích, khoa học, kỹ thuật, bệnh tật, chẩn đoán, cách chữa... trên đó đều có cả.

Cách đây vài ngày, có cháu bị sốt cao, vì viêm Amydal đã ngày thứ 2, kê đơn dùng kháng sinh và thuốc giảm sốt, vì Amydal khi khám đã có mủ. Hôm sau, lại gọi rắng rốt, nói cháu bị sốt cao co giật, tôi hỏi đã dùng thuốc theo đơn chưa, nói chưa, sao không dùng? Mẹ cháu nói, vì theo trên mạng internet kháng sinh loại ấy hại thận, nguy cơ dị ứng, còn thuốc hạ sốt thì rằng hại gan.

Kinh nghiệm cho thấy những người hẳn học cao, hiểu rộng hoặc hẳn không biết gì về y học, thông thường họ hoàn toàn tin tưởng bác sỹ.

Nhưng những người học hành nửa vời, hiểu biết nửa vời, có người quen, thân cũng là bác sỹ, thường xuyên lên mạng internet chẩn đoán này nọ, kia khác, kiểu “đo bóng cắt áo” là rất khó điều trị.

K.Chi

\\"\\" Tin thầy bói, cuộc đời nhiều chính trị gia nổi tiếng kết thúc trong bi thảm

Thầy bói , pháp sư, thầy bùa, nhà truyền giáo đã khiến cuộc đời của nhiều chính trị gia nổi tiếng thế giới kết thúc ...

\\"\\" Chồng hiểu nhầm vợ từ lời vu vạ của thày bói

Sau nhiều lần gọi cho vợ không được, Vương Kiện, người kỹ sư công tác ở xa thuộc tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc), phải xin ...

\\"\\" Thày bói phán \\"không phải con\\", thanh niên chạy làng dù bạn gái có bầu 8 tháng

Chàng trai này khẳng định một cách khẳng khái: “Thầy bói nói không phải con cháu tao với bố mẹ tao, tao cũng tin thầy ...

Ngày đăng: 10:39 | 22/01/2020

/ vietnamnet.vn