Con Cưng – chuỗi cửa hàng chuyên bán đồ trẻ sơ sinh đến 3 tuổi và các mẹ bầu – đang dần để lộ ra một bộ mặt thật không đẹp đẽ như quảng cáo mà thay vào đó là những lấp liếm.
Con Cưng – chuỗi cửa hàng chuyên bán đồ trẻ sơ sinh đến 3 tuổi và các mẹ bầu – đang dần để lộ ra một bộ mặt thật không đẹp đẽ như quảng cáo mà thay vào đó là những lấp liếm.
Kiểm tra tại cửa hàng cho thấy nhiều sản phẩm bày bán tại hệ thống Con Cưng có vấn đề về tem nhãn và nguồn gốc xuất xứ (ảnh: Ngô Nguyên). |
Vụ việc được lật tẩy từ ông Trương Đình Công Vĩnh (TP.HCM), sau khi mua 7 sản phẩm tại một siêu thị thuộc hệ thống của Con Cưng mang về đã phát hiện một bộ quần áo màu hồng dành cho bé gái trong tình trạng tem nhãn gốc bị cắt và thay vào đó là tem nhãn CF (Con Cưng Fashion). Tất nhiên, một sự cắt dán lộ liễu như vậy, cho một bộ đồ bé gái với giá không hề rẻ 329.000 đồng, đã không thể qua mắt người tiêu dùng.
Trong thông cáo báo chí và các phát ngôn chính thức, Con Cưng ban đầu cho rằng đó là “lỗi kĩ thuật” từ phía nhà sản xuất là Cty International Incorpated của Thái Lan, và sản phẩm này không đạt yêu cầu để bày bán tại Con Cưng, cùng với việc trưng ra văn bản để chứng minh xuất xứ lô hàng.
Tuy nhiên, với tem nhãn chỉ ghi đơn giản là “made in Thailand”, sao có thể chắc được rằng những sản phẩm đang bị tố lập lờ tem nhãn và nguồn gốc xuất xứ là của Cty International Incorpated? Và điều quan trọng hơn nữa là, chúng ta cần phải biết tem gốc bị cắt thể hiện nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa từ đâu, có những thông tin gì, thì nay vẫn còn mờ mịt.
Trong vụ việc này cho tới bây giờ, phía Con Cưng chỉ nhận phần lỗi về mình là sơ suất trong khâu kiểm tra sản phẩm nhập khẩu, không kiểm tra hết lô hàng.
Nhưng lập luận này xem ra rất khó thuyết phục dư luận.
Là bởi, vấn đề nhập nhèm tem nhãn về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa đang bán tại hệ thống Con Cưng không chỉ có duy nhất bộ quần áo bé gái màu hồng ông Vĩnh đã mua phải. Cơ quan quản lí thị trường sau khi kiểm tra thực tế tại hệ thống cửa hàng thuộc Con Cưng đã thu giữ hàng ngàn sản phẩm rơi vào tầm ngắm nghi ngờ gian lận về nguồn gốc xuất xứ, đơn cử như sản phẩm kem massage bụng hiệu TiTiOne, cùng một sản phẩm nhưng có tới hai tem nhãn. Tem sau dán chồng lên tem trước thể hiện thông tin từ hai nhà sản xuất khác nhau. Hành vi này thì không thể là sơ suất được mà chính là cố tình.
Con Cưng đã lấp liếm một cách vụng về bởi nghĩ rằng có thể đổ lỗi cho nhà sản xuất bên Thái Lan là xong việc, còn Con Cưng chỉ là lỗi sơ suất. Nhưng với sự ra quân kiểm tra của lực lượng quản lí thị trường và thu giữ hàng ngàn sản phẩm có dấu hiệu vi phạm về tem nhãn nguồn gốc xuất xứ, có thể trở thành bằng chứng tố cáo doanh nghiệp này cố tình vi phạm và lừa dối khách hàng, thì sự lấp liếm của Con Cưng đang thể hiện dấu hiệu là hành vi cố tình che giấu và lừa dối người tiêu dùng.
Vâng, Con Cưng, một thương hiệu đã có trên 300 cửa hàng và đạt doanh số vài ngàn tỉ đồng mỗi năm, còn che giấu những sự thật nào nữa ngoài những sự lấp liếm?
Khách hàng nói sẽ kiện Con Cưng ra tòa
Người tố Con Cưng thay mác sản phẩm nói sẽ kiện ra tòa và theo đuổi đến cùng sự việc. Hội Bảo vệ người tiêu ... |
Cửa hàng Con Cưng ở Sài Gòn vừa bán vừa tiếp đoàn kiểm tra
Cơ quan chức năng đã kiểm tra hơn 70 cửa hàng Con Cưng ở TP.HCM. Nhiều cửa hàng khác vẫn hoạt động bán hàng bình ... |
Quy mô của Con Cưng ra sao trước khi dính khủng hoảng?
Được sự hậu thuẫn tài chính từ các quỹ đầu tư lớn, hệ thống siêu thị Con Cưng đã phát triển thần tốc, vươn lên ... |
Ngày đăng: 19:00 | 25/07/2018
/ https://laodong.vn