Theo chuyên gia Nga, Mỹ và Iran có thể tránh được chiến tranh nếu Tehran có thể nhẫn nhịn và Washington đưa ra những điều kiện “chấp nhận được”.
Mỹ tiếp tục tăng cường lực lượng đến Trung Đông
Theo báo cáo của ISNA hôm 13/5, Chỉ huy Hải quân Iran là Chuẩn đô đốc Hossein Khanadi đã bình luận về quyết định của Washington, gửi tàu đổ bộ Arlington tiếp theo tràu sân bay CVN-72 USS Abraham Lincoln đến Trung Đông. Theo ông, Hoa Kỳ phải rời khỏi khu vực.
“Câu chuyện về việc quyết định của Mỹ gửi tàu sân bay đến khu vực Vịnh Ba Tư không phải là mới, bởi Lầu Năm Góc đang tìm cách tăng khả năng chiến tranh ở khu vực này. Việc Hoa Kỳ hiện diện này trong khu vực đã đến hồi kết thúc và họ phải đi khỏi đây" - ông Khanadi nói.
Vào ngày 8 tháng 5 năm 2018, Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận về chương trình hạt nhân với Iran và tái áp đặt các lệnh trừng phạt lên Iran và hiện nay đang bắt đầu gói trừng phạt thứ 2, nghĩa là chống lại các quốc gia khác làm ăn với Iran.
Washington tuyên bố, họ đang theo đuổi kế hoạch đưa xuất khẩu dầu thô của Iran về 0 và kêu gọi những người mua ngưng giao dịch với Iran.
Sự leo thang diễn ra trong bối cảnh tuyên bố của chính quyền Iran về ý định ngừng thực hiện một số nghĩa vụ nhất định theo thỏa thuận về chương trình hạt nhân, sau khi Washington đã hủy bỏ quy định ngoại lệ cho 8 nước tiếp tục mua dầu của Tehran, nhằm khiến xuất khẩu dầu của Iran “trở về mức 0”.
Trước đó, Lầu Năm Góc đã thông báo rằng, Hoa Kỳ sẽ triển khai các hệ thống phòng không Patriot và tàu vận tải đổ bộ lớp San Antonio là LPD-24 USS Arlington ở Trung Đông, sau khi đã điều tàu sân bay CVN-72 USS Abraham Lincoln đến eo biển Hormuz, chiến đấu cơ tàng hình F-35 Lightning II và máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress đến các quốc gia đồng minh xung quanh Iran.
USS Arlington là tàu đổ bộ tấn công có khả năng chuyên chở khoảng 700 binh sĩ và 14 phương tiện chiến đấu bọc thép.
"Những vũ khí này sẽ gia nhập thành phần nhóm tấn công tàu sân bay Mỹ Abraham Lincoln và lực lượng đặc nhiệm Không quân Hoa Kỳ tại Trung Đông để đối phó trước nguy cơ Iran sẵn sàng tấn công chống lại Mỹ và để bảo vệ lợi ích của chúng ta" - thông báo lưu ý.
Có thể tránh được nguy cơ chiến tranh bùng phát?
Việc Mỹ liên tiếp tăng cường các trang bị chiến tranh hạng nặng đến vùng Vịnh diễn ra trong bối cảnh 4 tàu chở dầu (1 tàu của UAE, 1 tàu của Na Uy và hai tàu Saudi Arabia) bị lực lượng chưa xác định tấn công trong vùng lãnh hải của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất gần cảng Fujairah, ở Vịnh Oman.
Sau vụ việc giới chức lãnh đạo Mỹ và các nước này tuyên bố sẽ điều tra để đưa thủ phạm vụ tấn công ra ánh sáng và buộc họ phải trả giá.
Điều này đã làm dấy lên những lo ngại về việc sẽ bùng phát xung đột quân sự ở Trung Đông, giữa Quân đội Iran với các lực lượng của Mỹ và đồng minh.
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, bà Irina Fedorova, nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Cận Đông và Trung Đông của Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, đã bình luận về tình huống này và dự báo diễn biến tình hình.
"Hoa Kỳ đang làm trầm trọng thêm tình hình xung quanh Iran, gây áp lực kinh tế, ngoại giao và quân sự, tập trung lực lượng quân sự ở vùng Vịnh Ba Tư. Đây là tàu sân bay Abraham Lincoln, tàu tấn công đổ bộ Arlington, máy bay ném bom B-52 đến Qatar… Tất nhiên, Iran phải phản ứng với những hành động như vậy và đáp trả bằng những tuyên bố sắc bén nhằm cảnh báo Mỹ" - bà Irina Fedorova nói.
Theo ý kiến của bà, căng thẳng không được hạ nhiệt bởi hai bên không ai muốn tỏ ra “lép về”. Tuy nhiên, hiện vẫn còn cơ hội tránh một kịch bản vũ lực nếu hai bên ngừng leo thang quân sự, tránh các sự cố bất ngờ và Iran không “nóng mặt” đáp trả những hành động khiêu khích của Mỹ.
"Theo tôi, sẽ không có xung đột quân sự. Nếu Tehran không đáp trả lại những hành động hung hăng của Washington, thì Mỹ sẽ bộc lộ những điểm yếu của mình. Mặt khác, rõ ràng là Iran không có ý định kích động xung động quân sự bằng bất kỳ cách nào" - bà Irina Fedorova nhận xét.
Vị chuyên gia này nhận định, trong khi gia tăng gây áp lực quân sự, Tổng thống Trump cũng đang đề nghị Iran bắt đầu đàm phán... Đây dường như con bài thường thấy của nhà tài phiệt chuyển sang làm chính trị, nhằm buộc các đối thủ phải khiếp sợ, xuống thang và chấp thuận những điều kiện của Mỹ.
Tuy nhiên, ông Trump có thành công với chiến lược này hay không thì còn phải phụ thuộc vào độ nhẫn nhịn của Iran và việc Washington đưa ra những điều kiện như thế nào, có “quá sức chịu đựng” của Tehran hay không?
Mỹ lên kế hoạch triển khai 120.000 quân nếu xung đột nổ ra với Iran
Lầu Năm Góc đưa ra kế hoạch quân sự điều động lượng lớn binh sĩ đến Trung Đông trong trường hợp chiến tranh bùng nổ ... |
Ngoại trưởng Mỹ tới Brussels bàn về vấn đề Iran
Pompeo gặp ngoại trưởng các nước Đức, Anh, Pháp ngay trước thềm chuyến công du tới Nga, nhằm tìm giải pháp cho vấn đề hạt ... |
Ngày đăng: 17:25 | 14/05/2019
/ http://baodatviet.vn