Vào tháng 3/2014, tại Bệnh viện đa khoa Cam Ranh, Khánh Hòa đã tiếp nhận một trường hợp cụ bà 76 tuổi mang thai đá. Đây là hậu quả của một trường hợp thai chết lưu lâu ngày. Cho đến nay, thế giới ghi nhận chỉ có gần 300 trường hợp thai đá.
 

co phai thai chet luu dan den hien tuong thai hoa da Thai hóa đá là gì?

Theo các nhà nghiên cứu chuyên môn, thì thai hóa đá là các tế bào thai bị chết lưu trong cơ thể người mẹ qua ...

Hiện tượng của cụ bà được y học gọi tên là bào thai bị vôi hóa lithopediaon, xuất hiện khi thai nhi phát triển và chết trong khoang bụng bên ngoài tử cung. Khi bào thai trở nên quá lớn, sẽ bị vôi hóa (canxi hóa) theo cơ chế bảo vệ của cơ thể người me. Như vậy có thể chứng tỏ rằng từ một số thai chết lưu, theo thời gian sẽ trở thành thai đá trong bụng mẹ.

Các nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu

co phai thai chet luu dan den hien tuong thai hoa da
Ảnh minh họa

Trên thực tế có rất nhiều trường hợp thai chết lưu không tìm thấy nguyên nhân, nhưng y học ngày nay đã biết được nhiều nguyên nhân gây ra thai chết lưu, bao gồm các nguyên nhân sau:

Do sự bất thường trong nhiểm sắc thể của người bố hoăc người mẹ:

Khi tinh trùng kết hợp với trứng tạo phôi tự nhiên trong ống dẩn trứng được di chuyển vào tử cung. Hay đặt phôi vào tử cung trong thụ tinh nhân tạo để làm tổ, trong quá trình hình thành nội tang, cơ quan trong bào thai, 23 nhiễm sắc thể của trứng kết hợp với 23 nhiễm sắc thể có trong tinh trùng tạo thành 23 cặp nhiễm sắc thể hoàn chỉnh để phát triển thành thai nhi.

Khi một trong các nhiễm sắc thể bị bất thường sẽ tạo cặp nhiễm bất thường. Ứng với cặp nhiễm sắc thể bất thường bào thai sẽ tạo ra bất thường, khuyết tật tương ứng với cặp nhiễm sắc thể chi phối. Trong đó có cả không tim thai, lưu thai - sẩy thai.

Do tinh trùng bất thường, từ ngươi bố nhiễm các hoá chất độc hại hấp thu vào cơ thể như chất độc da cam, hoá chất trị ung thư,…..

Hoặc có thể do thai phụ mắc các bệnh mạn tính như viêm thận, tăng huyết áp, suy gan, thiếu máu, lao phổi, bệnh tim,...hay bị mắc các bệnh nội tiết như: basedow, thiểu năng giáp trạng, đái tháo đường, thiểu năng hay cường năng thượng thận; thai phụ bị nhiễm độc thai nghén từ thể nhẹ đến thể nặng đều có thể gây ra thai chết lưu, số thai chết lưu càng cao khi nhiễm độc thai nghén càng nặng và không được điều trị hoặc điều trị không đúng; nhiễm virut như viêm gan, quai bị, cúm...; thai phụ nhiễm các bệnh ký sinh trùng như: sốt rét, nhất là sốt rét ác tính, nhiễm khuẩn như bệnh giang mai..., bị dị dạng tử cung; thai phụ tuổi cao, thai chết lưu ở những người mẹ trên 40 tuổi cao gấp năm lần so với nhóm những người mẹ dưới 40 tuổi; dinh dưỡng kém, lao động vất vả…

Do thai nhi:

Thai nhi bị rối loạn nhiễm sắc thể; thai dị dạng như: vô sọ, não úng thủy, phù rau thai hoặc do bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con.

Thai già tháng, khi đó bánh rau đã bị lão hóa, thai không thể lấy được không khí và dinh dưỡng từ người mẹ, nếu không được xử trí kịp thời thì sẽ dẫn đến trường hợp thai bị chết lưu.

Đa thai: thai có thể chết trong trường hợp truyền máu cho nhau, thai cho máu dễ bị chết lưu... hay thai nằm ngoài tử cung bị chết lưu không được lấy ra dẫn đến bị vôi hóa.

Do phần phụ của thai nhi:

Thai nhi có các triệu chứng bất thường ở dây rốn như dây rốn thắt nút, dây rốn quấn quanh cổ, quanh chi, quanh thân, dây rốn xoắn, dây rốn bị chèn ép...

Bánh rau bị xơ hóa, bị bong, u mạch máu màng đệm...hoặc do đa ối cấp tính hay mạn tính, thiểu ối dẫn đến trường hợp thai chết lưu.

http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/cac-loai-benh/co-phai-thai-chet-luu-dan-den-hien-tuong-thai-hoa-da-383740.html

Ngày đăng: 16:38 | 06/10/2017

/ Theo Dương Thị Uyên/Vietnamnet