Vào thời điểm đó, tướng Westmoreland có vẻ hoàn hảo: cao to, ăn nói rõ ràng và điển trai. Tư thế của ông luôn đứng thẳng, quần áo luôn phẳng nếp. Ông đã có tất cả những lý lịch tốt: Huy hiệu Eagle Scout (huy hiệu cao nhất của hướng đạo sinh Mỹ), thủ khoa khóa 1936 của học viện West Point, chỉ huy cả đơn vị nhảy dù tinh nhuệ 504 của sư đoàn không vận 82 và sau đó là sư đoàn không vận 101, Giám đốc Học viện West Point và thành viên danh dự của Hiệp hội Cincinnati. Vì thế khi Lyndon Johnson đi tìm kiếm một người để chỉ huy cuộc viễn chinh chống cộng ở Việt Nam năm 1964, cái tên William Westmoreland nằm ở đầu danh sách.
Johnson đã tiếp quản chức tổng thống và thách thức ở Đông Nam Á từ John Kennedy tháng 11.1963. Kế hoạch của Kennedy để kiềm chế chủ nghĩa cộng sản là cung cấp viện trợ - cả tiền và cố vấn quân sự của Mỹ cho chế độ chống cộng của Tổng thống Ngô Đình Diệm ở Nam Việt Nam.
Khi Kennedy chết, Hoa Kỳ đã có 16.000 binh sỹ cố vấn cho quân đội của Việt Nam Cộng hòa và nó không hoạt động. Trong trận Ấp Bắc tháng 1.1963, lực lượng 1.500 quân của Nam Việt Nam dù có hỏa lực áp đảo vẫn bị vài trăm Việt Cộng đánh tiêu hao. Các cố vấn hàng đầu của Johnson đề xuất hai giải pháp cho tổng thống Mỹ: Thêm vào hoặc rút ra.
Được bao bọc trong chủ nghĩa ngoại lệ Mỹ, Johnson đã chọn giải pháp thêm vào và chọn Westmoreland lãnh trách nhiệm đứng đầu Bộ tư lệnh Hỗ trợ quân sự ở Việt Nam – viết tắt là MACV.
Trận chiến lớn đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Westmoreland là trận ở thung lũng Ia Drang tháng 11.1965, lực lượng Mỹ tiêu diệt đối phương với tỉ lệ 10 đổi 1. Chiến thắng khó khăn này thuyết phục Westmoreland áp dụng chiến lược tiêu hao – nếu binh sỹ Mỹ tiêu diệt đủ lượng binh sỹ Bắc Việt và Việt Cộng, kẻ thù sẽ phải đàm phán hòa bình. Westmoreland giải thích kế hoạch của ông với một người bạn cũ là Thượng nghị sĩ Fritz Hollings của Nam Carolina. Holling nói: “Westy, người Mỹ không lo lắng 10 mà họ lo lắng về 1”.
Đối diện với Westmoreland ở Bắc Việt, tướng Võ Nguyên Giáp cũng có những lý lịch tốt. Là một cựu giáo viên lịch sử và là nhà chiến lược quân sự tự học, ông đã chỉ huy lực lượng kháng chiến Việt Minh chống lại người Nhật trong Thế chiến II và sau đó chỉ huy bộ đội Việt Minh đánh bại Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954.
Được xem là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất thế kỷ 20, tướng Giáp đã thực hiện mục tiêu của mình không phải là một chiến thắng quân sự thông thường mà như ông viết sau này là “đập tan ý chí của chính quyền Mỹ” – điều ông đã làm chống lại người Pháp.
Cuối năm 1967, tướng Giáp tập trung 40.000 bộ đội trên những quả đồi tây bắc Nam Việt và sắp xếp một loạt các đợt tấn công vào chuỗi căn cứ Mỹ đóng trên cao nguyên không xa căn cứ lính thủy đánh bộ gọi là Khe Sanh – nơi Bắc Việt vây hãm trong tháng 1.1968.
Tướng Giáp sau đó gọi những đòn tấn công này là “nghi binh” thu hút Mỹ chuyển lực lượng từ các khu vực đông dân cư vào các vị trí phòng thủ ở nội địa. Hầu hết lãnh đạo Mỹ bị mắc lừa nhưng có một số ít người thì không.
Đô đốc Grant Sharp – người thượng cấp danh nghĩa của Westmoreland, tiên đoán rằng “chiến lược của cộng sản tiếp tục phản ánh nỗ lực để đẩy lực lượng đồng minh vào các vùng xa xôi nhằm bỏ lại những khu vực đông dân cư không được bảo vệ”.
Đối với Westmoreland, nước cờ của Bắc Việt có vẻ là khởi đầu sự kết thúc cho họ. Gọi về nước thuyết phục nước Mỹ rằng chiến tranh đã gần đến lúc chiến thắng, ông tuyên bố câu nổi tiếng: “Tôi bắt đầu thấy ánh sáng ở cuối đường hầm” – thật trùng hợp, câu này gần giống ngôn ngữ của tướng Henry Navarre của Pháp không lâu trước trận Điện Biên Phủ. Để “ánh sáng” trở thành quả cầu rực rỡ, điều cần thiết là vị trí lính thủy đánh bộ ở Khe Sanh phải được giữ lại.
Cả Westmoreland và Johnson nhanh chóng trở nên ám ảnh với Khe Sanh: Tổng thống thậm chí còn có một sa bàn Khe Sanh trong phòng tình hình để ông có thể theo dõi tình hình trận đánh hàng ngày. Ông cũng đòi hỏi một cam đoan từ Tổng tham mưu liên quân rằng căn cứ này có thể và sẽ phòng thủ thành công. Với cả hai người, mốc thất bại của người Pháp – cũng tại một nơi bị vây hãm tương tự ở xa hơn về phía Bắc, đã treo trên đầu họ.
Theo tài liệu của MACV, năm 1967 khi Westmoreland yêu cầu một phân tích hoàn chỉnh về trận đánh năm 1954 “để đảm bảo rằng chúng ta đang làm mọi hành động đối phó có khả năng trong quan hệ với tình huống tương tự ở Khe Sanh”, Johnson đã nói với các tham mưu: “Tôi không muốn bất kỳ một Điện Biên Phủ nào”.
Westmoreland ném tất cả những gì có thể vào Khe Sanh. Trong 77 ngày bị vây hãm, các máy bay Mỹ đã may hơn 24.000 phi vụ, thả 110.000 tấn bom vào các vị trí đối phương. Có lúc, Westmoreland thậm chí đã xem xét sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật để bảo vệ đơn vị lính thủy đánh bộ đồn trú.
Nhưng Khe Sanh chỉ là một khúc dạo đầu cho một chiến dịch còn lớn hơn: một đợt tiến công toàn diện và bất ngờ vào những khu vực dân cư đông đúc hơn ở miền Nam – nơi mà Hà Nội hy vọng sẽ gây ra một cuộc tổng nổi dậy chống lại chính quyền Việt Nam Cộng Hòa và người Mỹ. Đợt tấn công đó diễn ra trong dịp ngừng bắn đầu năm âm lịch và được gọi là Tết, đã có sự tham gia của gần 8 vạn chiến binh Bắc Việt và Việt Cộng. Họ đã thâm nhập vào gần 100 làng mạc, thị xã, thành phố trên khắp Nam Việt Nam.
Mặc dù mất cảnh giác, Mỹ và đồng minh của họ đã phản ứng nhanh và gây ra thương vong nặng nề cho lực lượng đối phương. Ước tính trong vài tuần đầu tiên đã có 37.000 thương vong. Nhưng cái giá cũng rất đắt: Nam Việt mất 21.000 binh sỹ, Mỹ và các đồng minh khác mất gần 24.000 và hàng ngàn dân thường bị thiệt mạng hoặc bị thương.
Một tổ quyết tử gồm 19 Việt Cộng đã đánh thủng tường tòa Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn – được xem là một trong những nơi an toàn nhất ở Nam Việt. Nhiều tòa nhà ở cố đô Huế bị san phẳng hoàn toàn trong trận đánh kéo dài 1 tháng khiến hàng ngàn người chết và hàng chục ngàn người phải lánh nạn.
Lực lượng Mỹ phá vòng vây Khe Sanh vào tháng 4.1968 nhưng rút lui vài tháng sau đó. Sau đó, lực lượng Bắc Việt tiến vào khu vực mà không bị chống cự và giữ nó cho đến năm 1971.
Liệu Westmoreland đã bị lừa? Liệu cuộc tấn công vào lính thủy đánh bộ ở Khe Sanh đơn giản là mưu mẹo đánh lừa những người Mỹ xơ cứng, đặc biệt các lãnh đạo bướng bỉnh của họ tin rằng tướng Giáp đang cố gắng tái hiện lại chiến thắng Điện Biên Phủ? Hay chúng là 2 chiến dịch riêng biệt?
Bị lừa hay không, Westmoreland đã sớm bị thay thế sau khi cuộc tấn công Tết kết thúc. Người dẫn chương trình đáng kính của CBS Walter Cronkite – một người từng ủng hộ chiến tranh giờ đây nghĩ rằng điều tốt nhất mà Mỹ có thể đã hy vọng là một cái bánh vẽ. Johnson chọn không tranh cử nhiệm kỳ 2 và Richard Nixon đã được bầu vì ông ta hứa kết thúc chiến tranh. Liệu Khe Sanh và Tết có phải những bộ phận của cùng một chiến dịch hay không, chúng đã đóng góp ngang nhau vào sự sụp đổ tâm lý của những người ủng hộ chiến tranh ở Mỹ và các lãnh đạo của họ.
“Đột nhập” nơi lính Mỹ sẵn sàng tấn công Triều Tiên ngay lập tức
Dù căng thẳng đang tạm lắng nhưng khi đề cập đến vấn đề Triều Tiên, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chưa bao giờ ... |
Quân đội Mỹ không kích lực lượng thân chính phủ Syria
Các cố vấn quân sự Mỹ ở Syria hôm 7-2 kêu gọi sự yểm trợ để đẩy lùi một cuộc tấn công của lực lượng ... |
Ngày đăng: 09:09 | 17/02/2018
/ http://danviet.vn