PGS -TS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho rằng, nếu có lợi ích nhóm trong việc làm sách giáo khoa và những tranh cãi về "Công nghệ giáo dục" của GS Hồ Ngọc Đại, học sinh sẽ là người chịu thiệt thòi, vì không được học bộ sách giáo khoa tốt nhất.
PGS Trần Xuân Nhĩ chia sẻ quan điểm liên quan đến cuộc tranh cãi về sách "tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục" của GS Hồ Ngọc Đại. |
Manh nha “cuộc chiến thị phần” sách giáo khoa mới?
Quanh câu chuyện tranh cãi về sách “Tiếng Việt 1-Công nghệ giáo dục”, nhiều người đặt vấn đề có hay không lợi ích nhóm, khiến công trình tâm huyết của GS Hồ Ngọc Đại trải qua 40 năm thăng trầm vẫn chưa được chọn làm sách giáo khoa để sử dụng đại trà.
Chia sẻ về điều này, GS Hồ Ngọc Đại cho rằng có lợi ích nhóm đằng sau chuyện sách của mình bị “đánh hội đồng”. Nói về lý do, ông giải thích: Từ năm 2019, nhằm xóa bỏ độc quyền sách giáo khoa, nhiều bộ sách của các đơn vị khác nhau, sau khi được Hội đồng thẩm định quốc gia thông qua cũng sẽ trở thành sách giáo khoa để đưa vào nhà trường giảng dạy.
Trong khi đó, sách “Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục” của ông hiện đang có 800.000 học sinh trong cả nước sử dụng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của những nhóm làm sách khác.
“Tôi cho rằng cơn bão tấn công tôi xuất phát từ đó" - GS Hồ Ngọc Đại khẳng định.
PGS-TS Nguyễn Lân Hiếu (Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cựu học sinh khóa đầu tiên của Trường Thực nghiệm) cũng nghi ngờ có nhóm lợi ích đứng sau vụ việc gây ồn ào này. Ông nói “quyết lôi ra ánh sáng" lợi ích nhóm muốn xóa sổ “Công nghệ giáo dục” và trường Thực nghiệm.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Hữu - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GDĐT) khẳng định không có lợi ích nhóm trong việc tranh luận về sách của GS Hồ Ngọc Đại.
“Tôi khẳng định không có lợi ích nhóm, tất cả vì lợi ích của học sinh. Nếu chúng ta không đổi mới thì chấp nhận sự phẳng lặng, nhưng khi chúng ta đổi mới thì cũng có những cái gợn lên. Trong quá trình đổi mới tất nhiên sẽ có các ý kiến trái chiều và chúng ta phải chấp nhận dư luận xã hội”- ông Nguyễn Hữu Đức nói.
Chia sẻ với báo chí, GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới - cũng cho rằng việc ai đó nói những tranh luận quanh cuốn sách “Tiếng Việt 1-Công nghệ giáo dục” là vì tranh thị phần sách giáo khoa, hay lợi ích nhóm chỉ là suy diễn, đẩy vấn đề đi quá xa.
Nếu có lợi ích nhóm, học sinh chịu thiệt
Chia sẻ quan điểm về sự việc này, PGS -TS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT cho rằng - sách giáo khoa chính là “miếng bánh béo bở” mà nhiều người muốn có được. Việc nghi ngờ “có lợi ích nhóm” cũng là có cơ sở.
“Nhiều năm nay, sách Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại được dùng trong nhà trường dưới hai từ “thí điểm” để không phạm luật. Tôi cũng không hiểu sao năm nay sách lại bị chỉ trích nhiều như vậy. Việc thực nghiệm đã tiến hành nhiều năm nay, nhiều thế hệ học sinh theo học, thì chắc chắn cũng phải có ưu điểm.
Nếu thực hiện chủ trương một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, thế độc quyền sẽ bị xóa bỏ, nhằm tạo sân chơi công bằng giữa những tổ chức, cá nhân muốn đóng góp cho sự nghiệp phát triển giáo dục. Sách của GS Hồ Ngọc Đại cũng sẽ có cơ hội được trở thành sách giáo khoa nếu được hội đồng thẩm định thông qua”- PGS-TS Trần Xuân Nhĩ chia sẻ.
Tuy nhiên, PGS-TS Trần Xuân Nhĩ cho rằng sẽ chỉ thực sự công bằng nếu việc làm sách giáo khoa không có vụ lợi và lợi ích nhóm.
Làm gì để ngăn chặn lợi ích nhóm, PGS-TS Trần Xuân Nhĩ hiến kế: "Tôi nghĩ thời gian tới, khi làm sách giáo khoa mới, Bộ GDĐT phải công khai những người nào nằm trong hội đồng thẩm định để xã hội giám sát, xem họ làm việc có khách quan, công tâm không.
Bởi nếu có lợi ích nhóm trong việc làm sách và xét duyệt sách giáo khoa, học sinh sẽ là những người chịu thiệt, vì không được học những bộ sách giáo khoa tốt nhất”.
Cậu học trò sửa xe khiến GS Hồ Ngọc Đại tự hào hơn GS Ngô Bảo Châu là ai?
Từ một anh thợ sửa xe bình thường, Nguyễn Hồng Vinh, cậu học trò khiến GS Hồ Ngọc Đại tự hào hơn cả Ngô Bảo ... |
Phát ngôn sốc của GS Hồ Ngọc Đại liên quan chương trình Công nghệ Giáo dục
Sau những lùm xùm xung quanh chương trình Công nghệ Giáo dục, GS Hồ Ngọc Đại - Chủ biên cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 ... |
Trải nghiệm của một ông bố khi con học trường Thực nghiệm
Chương trình Thực nghiệm của GS Hồ Ngọc Đại không dạy trẻ bắt chước mà dạy tư duy lôgic, khám phá và vận dụng quy |
Hiệu trưởng tại Hà Nam: ‘Sách Công nghệ Giáo dục quá tuyệt vời, không có nhược điểm’
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Trọng Cung - Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Trụ, Lý Nhân, Hà Nam khi nói về GS ... |
Ngày đăng: 15:16 | 13/09/2018
/ https://laodong.vn