Chưa dứt chuyện bác sĩ liên tục bị bệnh nhân đuổi đánh giờ lại lòi ra chuyện giáo viên bị phụ huynh vào tận lớp học bắt quỳ xin lỗi vì đã dám… phạt con mình quỳ. Chúng ta đang sống trong thời đại nào đây?
Trường Tiểu học Bình Chánh (Long An), nơi xảy ra vụ cô giáo quỳ xin lỗi phụ huynh
Và có ai biết chính xác trong thời khắc quỳ gối ấy, cô giáo đáng thương kia nghĩ đến điều gì?
“Nếu các anh chị không vừa lòng thì tôi quỳ tại đây!”. Cô giáo N – nhân vật trong vụ quỳ gối ở Long An đang dậy sóng dư luận đã nói vậy khi bị ông Thuận bức xúc phản ứng cùng gợi ý “Nếu bị quỳ như vậy, cô chịu nổi không?”.
Và theo lời kể của cô giáo N, được đăng trên báo Long An, ông Thuận tiếp tục nói nếu cô quỳ gối thì mới cho qua, bằng không thì sẽ vận động tất cả các phụ huynh trong lớp phản đối cô giáo. Trước áp lực này, cô giáo đành quỳ để qua chuyện. Sau khi cô giáo quỳ, những người trong cuộc mới nói "được rồi".
Đọc xong nghe chua xót và đau đớn. Nó làm tôi liên tưởng đến chuyện một bác sĩ ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên –Huế cách đây mấy tháng đã xưng “em” và cầu mong lãnh đạo “giơ cao đánh khẽ” khi viết kiểm điểm gửi Bộ trưởng Bộ Y tế liên quan đến vụ viết Facebook cách đây mấy tháng.
Chua xót và đau đớn bởi phảng phất đâu đó trong những ngôn từ này một nỗi sợ hãi về quyền lực của cấp trên, của những định chế đã trở thành thói quen ăn vào máu dù có khi mình chẳng sai.
Thậm chí là từ những thế lực vô hình nào đó ngoài xã hội kiểu “đụng tới con ổng là phải vậy” như tường thuật của một nhân chứng liên quan đến vụ cô giáo N, đăng trên báo Người Lao Động.
Và trong giây phút quỳ xuống sau khi nói “Nếu các anh chị không vừa lòng thì tôi quỳ tại đây” ấy của cô giáo N, cũng như xưng “em” cùng việc cầu xin “giơ cao đánh khẽ” của bác sĩ ấy, có thể trong đầu của họ còn xuất hiện một nỗi sợ hãi khác: Nỗi sợ bị mất việc!
Đó là nỗi sợ hãi rất lớn mà khi hỏi đến ai cũng chỉ biết lắc đầu rằng “có những niềm riêng làm sao nói hết…” như lời một bài hát của nhạc sĩ Lê Tín Hương.
Không sợ sao được khi để có được một biên chế, thậm chí là hợp đồng thử việc trong các bệnh viện và trường học công hiện nay từ thành phố cho đến vùng biên ải xa xôi, những bác sĩ, giáo viên phải “chạy” hàng trăm triệu đồng và có khi còn lớn đến mức, lương của họ dồn cả mấy chục năm cũng không đủ bù cho tiền “chạy”?
Bác sĩ là người chăm lo phần xác, giáo viên là người chăm lo phần hồn. Cả hai nghề thiêng liêng và cao quý này đã và đang bị xã hội, chính xác hơn là học sinh, bệnh nhân và người nhà của họ chà đạp không thương tiếc.
Ai gây nên nông nỗi này?
Cô giáo bị phụ huynh ép quỳ xin lỗi tường trình như thế nào?
Nhóm phụ huynh đến trường phản đối cô giáo có ông Thuận từng là thư ký Hội Luật gia của một huyện. Chính người này ... |
Cô giáo quỳ gối xin lỗi phụ huynh: Đừng biến bục giảng thành nơi “ăn miếng trả miếng”
Giữa những áp lực bủa vây của ngành nghề, câu chuyện giáo viên phải quỳ gối để xin lỗi phụ huynh học sinh không chỉ ... |
Ngày đăng: 17:00 | 06/03/2018
/ https://laodong.vn