Đa số ý kiến dư luận đều lên án ông Võ Hoà Thuận - vị phụ huynh bắt cô giáo N ở Long An phải quỳ xin lỗi sau khi cô giáo này bắt con ông ta quỳ trên lớp vì phạm lỗi.

co giao phai quy va su ton trong gia tri ca nhan

Chia sẻ

Hôm nay học sinh bị phạt quỳ, mai này em ấy cũng cho việc phạt ai đó quỳ là đương nhiên?

Vị phụ huynh này đã nhận rất nhiều “gạch đá” từ dư luận. Ông Thuận cũng sẽ bị khai trừ khỏi Đảng, và tới đây có thể đối mặt với việc xử lý hình sự…

Ông Thuận xứng đáng nhận những hình phạt do mình gây ra. Không ai có thể chấp nhận hành vi xúc phạm nhân phẩm con người và xúc phạm truyền thống tôn sư trọng đạo.

Tuy nhiên, từ việc lên án ông Thuận, cũng có thể thấy biểu hiện của xung đột về tư duy giá trị trong giáo dục. Chúng ta lên án hành động của ông Thuận bắt cô giáo N phải quỳ. Vậy hành động bắt con ông ta quỳ của cô giáo có đúng?

Chắc hẳn, khi bắt những học sinh chưa chăm ngoan theo quan điểm của mình phải quỳ, cô giáo N không nghĩ gì nhiều vì coi đó là hành động giáo dục bình thường. Cô N hẳn đã chứng kiến hoặc trải nghiệm cái sự quỳ từ những “người lớn” thế hệ trước cô. Nhiều người cũng nghĩ vậy. “Thương cho roi cho vọt…” - nhiều bậc cha mẹ và thầy cô giáo vẫn quan niệm như thế và hành động như thế.

Ở cơ quan, sếp luôn đúng; ở nhà, bố mẹ không bao giờ sai và đương nhiên; ở trường, thầy cô nói gì cũng là chân lý. Nhân viên, cấp dưới phản biện bị cho là phản nghịch; bày tỏ quan điểm với bố mẹ bị cho là lếu láo; không cho thầy cô lúc nào cũng đúng thì bị quy là chưa ngoan… Từ đó, “người lớn” tha hồ áp dụng các hình phạt mà không cần quan tâm hình phạt đó có tính giáo dục hay chỉ nhân lên sự thù hận, chống đối và làm cho nhân cách người bị phạt thêm méo mó, để rồi hành vi sai trái đó lại được lặp lại khi đứa trẻ làm “người lớn”.

Chúng ta lên án những người như ông Thuận vì đã không tôn trọng cô N, không tôn trọng người thầy thì chúng ta cũng có quyền yêu cầu những người đứng trên bục giảng như cô N cần có thái độ và hành động tôn trọng học sinh. Chỉ khi trẻ nhỏ được cảm nhận sự tôn trọng thì mới có thể học cách tôn trọng người khác. Tôn trọng ở đây khác hoàn toàn với nuông chiều. Tôn trọng là hãy hiểu trẻ, hãy tư duy theo lứa tuổi của trẻ. Hãy coi mỗi đứa trẻ, mỗi học sinh là mỗi nhân cách độc lập. Bên cạnh yêu thương là tôn trọng, kể cả những sai lầm và non nớt. Nếu có cái nhìn tôn trọng đó, đôi khi người lớn còn học được nhiều điều từ những “người nhỏ”.

Đừng lấy lăng kính nhìn đời của mình mà áp đặt rồi phán xét. Đừng lấy việc thế hệ trước bắt ta quỳ khi ta còn bé để rồi giờ ta có thể bắt học sinh quỳ khi ta đã lớn.

Chúng ta đang cần lớp trẻ năng động, sáng tạo và chủ động hội nhập, phát triển. Sẽ không thể có điều đó nếu vẫn tư duy coi hình phạt quỳ là bình thường trong trường học. Ngành giáo dục bên cạnh bảo vệ giáo viên cũng cần phải xem lại chính mình.

co giao phai quy va su ton trong gia tri ca nhan Vụ cô giáo quỳ gối: Những đứa trẻ đang bị bỏ quên!

TS Đào Tuấn Đạt – Lãnh đạo Trường THPT Anhxtanh (Đống Đa, Hà Nội) cho rằng: “Cô giáo, phụ huynh, cán bộ nhà trường, những ...

co giao phai quy va su ton trong gia tri ca nhan Cô giáo có quyền phạt, nhưng cần tôn trọng quyền trẻ em

Nghiêm khắc trong giáo dục, thậm chí dùng hình phạt để học sinh nhận ra cái sai là điều cần thiết. Nhưng giáo viên cũng ...

Ngày đăng: 08:23 | 11/03/2018

/ https://laodong.vn