Thời gian qua, nhiều vụ hành hung, làm nhục giáo viên liên tiếp xảy ra, làm dấy lên nỗi băn khoăn về nguồn gốc sâu xa của hiện tượng.
Vụ ban đầu gây chấn động dư luận là việc ông Võ Hòa Thuận (Long An) đã có lời nói ép buộc cô giáo quỳ gối xin lỗi. Nguyên nhân sự việc xuất phát từ lỗi của cô giáo. Tuy nhiên, hành vi của ông Võ Hòa Thuận đã vượt qua giới hạn của đạo lý, báo hiệu sự xuống cấp trong suy nghĩ, hành động của một số phụ huynh, về mối quan hệ đối với thầy cô dạy dỗ con mình.
Những quan niệm như “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, thứ bậc “quân sư phụ” (thầy xếp trên cha mẹ), truyền thống tôn sư trọng đạo đã bị lung lay. Dường như trong quan niệm của một số phụ huynh, họ đã trả tiền học phí, nghề giáo cũng là một dịch vụ, nên họ có quyền đòi hỏi, yêu sách. Nếu giáo viên không đáp ứng hay vi phạm các quy định thì họ có quyền “ra tay” trừng phạt.
Vị thế của nghề giáo trong xã hội có thể nói là đã “chạm đáy”, cùng với việc cô giáo phải quỳ gối.
Trường hợp thứ hai, phụ huynh Phan Thị Nghĩa ở TP Vinh (Nghệ An), khi thấy con có vết thâm ở chân, hỏi thì cháu cho biết bị cô đánh, bà Nghĩa đã tin ngay lời con, không cần xác minh và không nghe cô thanh minh, xông vào đánh đập, buộc cô phải quỳ gối xin lỗi.
Hành vi của phụ huynh này đương nhiên là côn đồ, phạm pháp; nhưng cũng xuất phát từ tâm lý yêu thương, chiều chuộng và tin con quá mức, dẫn đến phản ứng thái quá khi ai đó “đụng” đến con. Đây là tâm lý khá phổ biến của phụ huynh hiện nay.
Ngày nay, mức sống được nâng cao, các gia đình sinh ít con, thậm chí chỉ một con, do đó, họ coi con là “trung tâm của vũ trụ”, yêu chiều con quá mức. Con không phải đụng tay chân vào việc gì, đòi gì được nấy, ai đụng đến cái lông chân của con thì coi chừng.
Nhiều giáo viên nửa đùa nửa thật rằng đó là tâm lý của những phụ huynh có “con vàng con bạc” thời nay. Đặc biệt, đối với lứa tuổi mầm non, tiểu học, tâm lý cưng chiều con của phụ huynh rất phổ biến.
“Bọn em bây giờ đi dạy cứ nơm nớp, chỉ cần bé chơi đùa, trầy da tý thôi là đã bị phụ huynh phản ứng, “hành” cho đến khổ”, một giáo viên mầm non ở Nghệ An, than.
“Chúng ta không chấp nhận việc đánh mắng các cháu học sinh nhưng việc bố mẹ nuông chiều, bao bọc con quá mức cũng không tốt. Dần dà, sẽ làm trẻ nảy sinh tâm lý ỷ lại, tự cao và thiếu nỗ lực, thui chột kỹ năng sống, để lại rất nhiều hệ lụy”, thạc sĩ tâm lý giáo dục Nguyễn Đình Anh (Nghệ An) phân tích. |
Cô giáo “quyền lực” không giảng bài khi lên lớp từng bị phản ánh xúc phạm nặng nề học sinh
Liên quan đến phản ánh của học sinh Phạm Song Toàn (THPT Long Thới, Nhà Bè, TPHCM) về việc cô giáo dạy Toán của em ... |
Sở Giáo dục tìm hiểu về giáo viên "không nói gì" với học sinh
Chiều nay (ngày 27/3), lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM tìm hiểu thông tin về giáo viên bị học sinh phản ánh nói "không nói gì" ... |
Tạt axit trả thù: Sao không áp dụng khung hình phạt tội "Giết người"?
Mặc dù bị dư luận lên án dữ dội, nhưng hành vi tạt axit trả thù vẫn tiếp diễn, gây nên những nỗi đau thương ... |
Hãy thôi bạc bẽo với nghề giáo!
Lại thêm một cô giáo bị phụ huynh bắt quỳ gối ở Nghệ An. Cứ ngỡ trường hợp bắt cô giáo quỳ gối ở Long ... |
Cô giáo bị phản ánh không nói gì: Nghiêm khắc, thiếu cởi mở
"Cô C. dạy tốt nhưng nghiêm khắc với học sinh. Lớp học thường xuyên căng thẳng, không cởi mở, vui tươi", hiệu trưởng THPT Long ... |
Vụ cô giáo trẻ bị chồng cũ tạt axit: Lời kể xót xa của người thân
Vụ việc cô giáo trẻ bị chồng cũ tạt axit khiến chị bị thương tích trên khắp cơ thể đang là cú sốc rất lớn ... |
Nữ giáo viên thực tập bị đánh nhập viện: Trẻ tím chân do chơi đu quay
Theo ban giám hiệu trường Mầm non Việt - Lào, Nghệ An, con phụ huynh Nghĩa bị bầm tím chân là do cháu chơi đu ... |
Vụ cô giáo mang bầu bị phụ huynh đánh, ép quỳ: Không khởi tố sẽ khó răn đe
Việc phụ huynh ở Nghệ An xông vào trường học, đánh đập giáo viên thực tập, ép phải quỳ xin lỗi đã gây phẫn nộ ... |
Những cô giáo cắm bản
Lâu lắm mới vào Bản Mọi (xã Lục Dạ, huyện Con Cuông, Nghệ An), thấy có quá nhiều thay đổi. Đường vào bản Mọi giờ ... |
Ngày đăng: 14:11 | 28/03/2018
/ https://laodong.vn