Nghiêm khắc trong giáo dục, thậm chí dùng hình phạt để học sinh nhận ra cái sai là điều cần thiết. Nhưng giáo viên cũng cần tôn trọng học sinh, trên cơ sở hiểu biết pháp luật.

co giao co quyen phat nhung can ton trong quyen tre em

Chia sẻ

Việc đánh đập, chửi rủa học sinh không được khuyến khích, thậm chí còn vi phạm pháp luật về quyền trẻ em. Ảnh: T. L

Trong khi cả xã hội đang nỗ lực thực hiện pháp luật về quyền trẻ em, thì giáo viên, ngành giáo dục không thể đứng ngoài cuộc.

Xâm phạm nghiêm trọng quyền trẻ em!

Không ít giáo viên hiện nay vẫn quan niệm khi học sinh (HS) mắc lỗi thì chỉ có cách giáo dục duy nhất, hiệu quả nhất là trừng phạt.

Việc trừng phạt thân thể (đánh, véo, kéo tai, giật tóc, quỳ, úp mặt vào tường...) và trừng phạt về tinh thần (la mắng, hạ nhục học sinh, làm cho xấu hổ...) hiện được nhiều giáo viên (kể cả phụ huynh) áp dụng, coi như một phương pháp để giáo dục khi HS mắc lỗi.

Có trường phạt HS lao động công ích trong cả tiết học, khi các em đi muộn. Hay phạt quỳ gối trong giờ học như cách cô Nhung ở Trường Tiểu học Bình Chánh (Long An) đã làm với HS của mình. Về hình phạt này, dư luận xã hội vẫn đang tranh cãi.

Thông tư 08 của Bộ GDĐT về khen thưởng, kỷ luật HS cũng đưa ra 7 mức khen thưởng và 5 mức kỷ luật HS. Trong đó, phần kỷ luật lần lượt là khiển trách trước lớp, khiển trách trước hội đồng kỷ luật, cảnh cáo toàn trường, đuổi học 1 tuần và đuổi học 1 năm.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Trọng An - nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, những hình phạt trên với HS đã không còn phù hợp với thực tế, nhất là có một số quy định đã xâm phạm quyền của trẻ em:

“Trong Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, đặc biệt là Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật Trẻ em 2016 đã quy định rất rõ: Các trường phải có ý kiến tham vấn của trẻ em về tất cả các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của trẻ em. Mọi nội quy, kỷ luật trong trường học, đều được xây dựng trên cơ sở tôn trọng các quyền của trẻ em… Sau đó phải được sự thỏa thuận của ba bên nhà trường - phụ huynh - HS.

Rõ ràng, những quy định như kiểm điểm HS phạm lỗi trước lớp, trước toàn trường, đuổi học… cũng là một dạng xâm hại tinh thần trẻ em, vi phạm quyền được đi học của trẻ và cần bị lên án".

Nên áp dụng hình phạt tích cực

Với kinh nghiệm mấy chục năm đứng trên bục giảng, TS Nguyễn Thị Ánh Hồng (Trưởng Khoa Văn hóa - Phát triển, Học viện Báo chí Tuyên truyền) cho rằng, giáo viên cần “vừa cương vừa nhu” với học trò. Kỷ luật cũng phải có tính giáo dục, chứ không nên theo kiểu trừng phạt, khiến HS sợ hãi.

Bà khuyên các giáo viên trẻ nên áp dụng những hình thức kỷ luật tích cực khi HS mắc lỗi.

Chẳng hạn, thay vì không cho HS vào lớp khi đi học muộn, TS Hồng yêu cầu những em đi muộn chuẩn bị bài để tiết học sau lên thuyết trình trước lớp. Hoặc có thể phạt HS vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, đọc sách, rồi trong giờ sinh hoạt lớp yêu cầu các em phải thuyết trình về ý nghĩa của những việc đó. Đây là những hình phạt vừa mang tính răn đe, mà vẫn có tính giáo dục.

co giao co quyen phat nhung can ton trong quyen tre em Bạo lực học đường: Giáo viên ơi, đừng vì thỏa mãn “cái tôi”

Sau 1 tuần bị nghỉ học để “ổn định tinh thần”, làm rõ hành vi xúc phạm, bóp cổ cô giáo, ngày 9.3 em N.V.M.T ...

co giao co quyen phat nhung can ton trong quyen tre em Hãy tôn trọng học sinh trước khi nói đến những điều to tát!

Chưa biết khi nào chuỗi sự việc “học sinh phạm lỗi - cô giáo phạt quỳ - phụ huynh bắt cô giáo quỳ để xin ...

Ngày đăng: 21:00 | 10/03/2018

/ https://laodong.vn