Trên báo chí cũng như mạng xã hội đưa nhiều hình ảnh về những đống chai nhựa được các công nhân vệ sinh móc từ dưới cống lên. Nhìn những đống vỏ chai các loại này, không ai có thể dửng dưng và không thể không suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân mình, của những người chung quanh mình với môi trường sống.

co chai nao cua ban be minh khong

Trên báo chí cũng như mạng xã hội đưa nhiều hình ảnh về những đống chai nhựa được các công nhân vệ sinh móc từ dưới cống lên. Nhìn những đống vỏ chai các loại này, không ai có thể dửng dưng và không thể không suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân mình, của những người chung quanh mình với môi trường sống.

Một facebooker chụp ảnh đống chai và viết: “Đây là số chai nhựa lấy lên chỉ từ một cống, sáng nay 20.6, ở ngã tư Trương Định – Võ Văn Tần, tôi tự hỏi, trong đó có chai nào của bạn bè mình không?”

Câu hỏi đập vào đầu, khiến những người bạn của anh giật mình, cũng phải tự hỏi đã bao giờ mình vứt một chai nước suối hoặc một mẩu thuốc lá, một cọng rác ra đường chưa?

Và có lẽ, đó là câu hỏi dành cho tất cả chúng ta. Mỗi một người tự biết mình đã từng có hành động vứt rác ra đường hay bỏ vào thùng rác. Chuyện nhỏ thôi, nhưng nói như dân gian, “chỉ có trời biết, đất biết và mình biết”.

Có chắc vậy không? Xin thưa, còn có con cái chúng ta biết nữa. Những đứa trẻ chứng kiến tận mắt bố mẹ mình xả rác ra môi trường, chúng sẽ nghĩ gì, và chúng sẽ trưởng thành như thế nào trước lối giáo dục “trực quan sinh động” đó. Đừng trách các cháu xả rác, bởi vì người lớn dạy chúng đấy.

Xin mở ngoặc thêm, một người bạn của người viết bài này kể, chở đứa con gái du học ở Anh về, quen tay anh vứt mẩu bánh ra cửa xe. Đứa con gái không chịu, phê bình anh rằng “bố không được xả rác như vậy”.

Không sính ngoại, nhưng chỗ này thì phải nể mặt họ, câu nói đó xuất phát từ một nền giáo dục có chất lượng.

Không xả rác đã quá tốt nhưng chưa đủ, người có trách nhiệm công dân chú trọng tới hành vi nhặt rác. Nếu thấy một chai nhựa vứt ra đường, có mấy ai trong chúng ta cúi xuống nhặt, bỏ vào thùng rác. Hay chúng ta thờ ơ với nó, bởi vì chúng ta nghĩ đó là việc của công nhân vệ sinh.

Vì sự thờ ơ, cho nên ngập nước, tắc đường, hậu quả đổ lên đầu chính chúng ta.

Lúc đó, ai cũng chửi bới, bức xúc, nhưng không ai nghĩ rằng, thành phố bị ngập nặng vì có hàng vạn chai nước kẹt dưới cống, hàng vạn tấn rác thải chưa móc lên hết. Trong những chai nước đó, có ít nhất một chai do chính tay mình vứt xuống. Trong những tấn rác đó, có ít nhất một cọng rác do mình xả ra.

Những người lao động trong ngành vệ sinh, việc của họ là làm sạch phố phường, thông các ống cống. Nhưng nếu như không có người vứt rác ra đường, ném chai nước xuống cống, thì công việc của họ nhẹ nhàng hơn, bớt khốn khổ hơn.

Đôi khi, yêu thương tha nhân cũng chỉ bằng một hành vi không xả rác, và cố gắng nhặt rác.

co chai nao cua ban be minh khong Bêu tên người xả rác bậy: Nên hay...không?

Theo ông Tân, hiện phường chưa xác định được thông tin, danh tính người dán tấm băng rôn bêu hình ảnh, tên tuổi người xả ...

co chai nao cua ban be minh khong Kinh hãi những thứ được móc lên từ lòng cống ở Sài Gòn

Thật kinh khủng khi dưới lòng cống nghẹt cứng vỏ chai nhựa, rác thải, kim tiêm…

co chai nao cua ban be minh khong Xài hết 5 tỉ USD, TP HCM sẽ hết ngập?!

Cứ mưa là ngập dù không biết bao nhiêu tiền đổ ra để chống khiến người dân TP HCM hoài nghi về cách chống ngập

Ngày đăng: 15:42 | 24/06/2018

/ https://laodong.vn