Khi Khá “bảnh” ra toà và lĩnh mức án 10 năm 6 tháng tù, thứ khiến tôi ớn lạnh không phải là cái vẫy tay như một ngôi sao của Khá “bảnh” hay những “quả đầu” bóng lộn của các bị can. Thứ tôi ớn lạnh là những đứa trẻ còn mặc đồng phục đang vẫy tay chào đón “người anh em Khá “bảnh”. Càng buồn hơn khi nhiều bậc phụ huynh cho rằng: “May quá, con mình không thần tượng Khá “bảnh” hay “Con của tôi chỉ thích điệu múa tay quạt của Khá “bảnh, hay thậm chí là “Thực ra Khá “bảnh” cũng có mặt tích cực đó chứ”…

Không ớn lạnh sao được khi mà “giang hồ xăm trổ chửi tục” đã và đang trở thành hot trend câu like, câu views trên mạng xã hội với 99% người theo dõi lại chính là những học sinh.

Không ớn lạnh sao được khi chúng luôn bắt đầu bằng sự “trông có vẻ vô hại” để đến những thứ như lô đề, cờ bạc, đánh nhau, xưng hùng, chửi tục, chửi thề… Mà phụ huynh nhiều khi chỉ nhìn thấy cái trông có vẻ vô hại.

Nếu như chúng ta, lũ trẻ 7X, 8X ngày nào, còn thần tượng là những nhà văn, nhà thơ, ca sĩ, nhà khoa học... Sự thần tượng thuở ấy trong veo và hồn nhiên (dù có đôi người cũng là fan cuồng). Thần tượng khi đó là thứ lấp lánh và hướng thiện ta bằng những tác phẩm của họ, bằng sự lao động của họ. Để có thể xuất hiện được trên báo chí, bản thân họ, những thần tượng đó phải có thực tài. Báo chí là cơ quan kiểm duyệt nghiêm khắc và chặn đứng những thứ rác hoặc chưa đạt chuẩn. Và mỗi khi thần tượng có làm điều gì sai như Văn Quyến ngày nào, người ta sẽ quay lưng ngay với thần tượng. Thậm chí, nếu ngôi sao đó mà không có tác phẩm mới thì cũng “tụt hạng” ngay lập tức.

Nhưng, khi lũ trẻ sinh sau năm 2000 (mà tôi hay gọi là thế hệ Y2), cùng với sự bùng nổ của mạng xã hội thì thần tượng đã “biến hoá” vô cùng. Là một người viết hay và hay viết trên Facebook có nhiều lượt theo dõi cũng trở thành thần tượng. Là một người chuyên viết về nấu ăn hay trang điểm cũng có thể trở thành thần tượng. Thậm chí, có những người chỉ chuyên review đồ chơi trên Youtube cũng trở thành thần tượng. Báo chí không còn có thể kiểm duyệt được thần tượng nữa. Bằng đường này hay đường khác, lũ trẻ tìm ra những thần tượng riêng cho mình. Và mọi thứ bắt đầu ớn lạnh…

Chứng kiến sự bùng nổ của KOL’s- những người có sức ảnh hưởng trên mạng, chúng ta mới thấy mạng xã hội có thể biến một người bình thường trở thành một người nổi tiếng nhanh đến thế nào. Có khi chỉ qua 1 đêm. Tôi không cho rằng, cha mẹ về áp đặt con không được thần tượng người này không được học đòi theo người kia. Mà là thái độ của cha mẹ, phản ứng của cha mẹ mới là thứ cho con mình thấy đâu là thứ đáng xem, ai là kẻ đáng ngưỡng mộ. Là sự lên tiếng mạnh mẽ của cha mẹ trong không chỉ bữa cơm hàng ngày bên con mà còn là trên mạng xã hội.

co cha me nao on lanh truoc than tuong cua con Lệch lạc “thần tượng” ở một bộ phận giới trẻ
co cha me nao on lanh truoc than tuong cua con Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu: Cần chấn hưng đạo đức, ngăn chặn trào lưu thần tượng Khá "Bảnh"
co cha me nao on lanh truoc than tuong cua con Từ chối viết văn tả thần tượng, học sinh bị phạt chép 100 lần câu "em xin lỗi cô"

Ngày đăng: 18:30 | 17/11/2019

/ laodong.vn