Xét nghiệm kháng thể giúp xác định bạn từng mắc COVID-19 chứ không phải để đánh giá khả năng miễn dịch của một người.
Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), các xét nghiệm kháng thể không phải là thước đo đánh giá mức độ miễn dịch hoặc bảo vệ của một người khỏi COVID-19, đặc biệt là sau khi chích ngừa vaccine.
"Kết quả xét nghiệm kháng thể được diễn giải không chính xác có thể khiến mọi người chủ quan, thực hiện ít biện pháp phòng ngừa hơn. Điều này làm tăng nguy cơ lây nhiễm nCoV", cơ quan này cảnh báo.
Xét nghiệm kháng thể không dùng để đánh giá khả năng miễn dịch của một người. (Ảnh: Getty Images) |
Theo Pewtrusts, xét nghiệm kháng thể có thể cho biết sự hiện diện hoặc thậm chí mức độ của các kháng thể chống lại COVID-19 trong máu. Nhưng các nhà khoa học hiện vẫn chưa biết ngưỡng kháng thể là bao nhiêu để bảo vệ cơ thể khỏi lây nhiễm COVID-19.
"Chúng tôi chưa biết ngưỡng kháng thể là bao nhiêu thì tương đương với khả năng miễn dịch", tiến sĩ Mary Hopkins - phó giám đốc chương trình nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Tufts (Mỹ) nói.
Tiến sĩ Alan Wells, giám đốc phòng thí nghiệm lâm sàng tại Trung tâm Y tế Đại học Pittsburgh cho rằng "nhìn chung, càng nhiều kháng thể thì càng tốt".
"Nhưng ngay cả với lượng kháng thể thấp vài tháng sau khi tiêm vaccine, cơ thể vẫn có thể xây dựng một hệ thống phòng thủ chắc chắn chống lại virus bằng cách tạo ra các kháng thể mới để phản ứng với một đợt nhiễm trùng mới", ông Wells phân tích.
Các chuyên gia khẳng định lượng kháng thể SARS-CoV-2 tồn tại trong máu nhưng sẽ giảm dần đi theo thời gian. Ngoài ra, kháng thể có thể giúp bảo vệ cơ thể trước COVID-19 nhưng không hoàn toàn giúp chúng ta miễn dịch hoàn toàn với nCoV.
DIỆU HOA (Nguồn: Pewtrusts)
Kháng thể tăng gấp 5 lần sau mũi vaccine COVID-19 thứ tư |
Vaccine Moderna tạo kháng thể mạnh ở trẻ em |
Người tiêm 2 mũi vaccine COVID-19 có cần làm xét nghiệm kháng thể? |
Ngày đăng: 07:48 | 07/03/2022
/ vtc.vn