Sau nhiều năm buồn bã khi người vợ đầu sang Pháp và có gia đình với người khác, trong một chuyến công tác tại Hồng Kông, Hứa Vân tình cờ gặp một người con gái trẻ mang tên một loài hoa rất đẹp, Lilas.
Bang trưởng uy tín
Đối với cộng đồng người Hoa, ngoài công việc buôn bán làm ăn, lo đời sống kinh tế hàng ngày, để duy trì đời sống tín ngưỡng, họ đã lập các hội quán của từng bang.
Người Hoa ở Phan Thiết có 4 bang hội lớn là: Quảng Triều, Phúc Kiến, Triều Châu và Hải Nam.
|
|
Ông Hứa Vân - người đứng hàng đầu, thứ 3 từ trái qua. |
Mỗi bang có một người đứng đầu, rồi sau đó cả cộng đồng chọn bầu một người đứng đầu tứ bang gọi là lý sự trưởng để đại diện cho cộng đồng.
Giai đoạn từ 1954 - 1975, ông Hứa Bộ Vân được tín nhiệm bầu làm Lý sự trưởng đứng đầu cộng đồng người Hoa tại Bình Thuận.
Thực hiện trọng trách của mình, về kinh tế ông giúp đỡ nhiều người làm ăn, phát triển kinh doanh, hỗ trợ vốn không lấy lãi cho người nghèo.
Trong cộng đồng người Hoa trước 1975, hiệu buôn hay cá nhân nào muốn vay vốn từ ngân hàng Việt Nam Thương Tín đều phải có chữ ký bảo lãnh của ông Hứa Vân thì ngân hàng mới cho vay.
Về giáo dục, ông cũng đã chú ý đến việc học hành của con em người Hoa thông qua việc vận động tài chính để xây dựng trường Kiến Anh ( nay là trường THCS Trần Phú ), bản thân ông đã đóng góp hơn 50% kinh phí để xây dựng ngôi trường khang trang này.
|
|
Trường Kiến Anh (nay là trường THCS Trần Phú), nơi ông Hứa Vân đã đóng góp hơn 50% kinh phí để xây dựng. |
Ông cũng chủ trì xây dựng lại các hội quán đẹp đẽ hơn. Năm 1973, ông đứng ra vận động tài chính và đóng góp hơn 50% xây dựng tượng Phật Bà Quan Âm ngay trước chùa Phật Ân ngày nay ( Tỉnh hội phật giáo tỉnh Bình Thuận ).
Hí viện Lilas và mối tình mang tên loài hoa Tử đinh hương
Sau nhiều năm buồn bã khi người vợ đầu sang Pháp và đã có gia đình với người khác, trong một chuyến công tác tại Hồng Kông, Hứa Vân tình cờ gặp một người con gái trẻ mang tên một loài hoa rất đẹp, Lilas.
Lilas hay còn gọi là hoa Tử đinh hương, là loài hoa tượng trưng cho sự dịu dàng, cho tình yêu.
Tử đinh hương, yếu đuối và mong manh nhưng một khi nó đã nở hoa, hoa của nó sẽ mãi mãi in sâu trong trái tim của những người nhìn thấy.
Quả thật, tâm hồn tưởng như đã khô cằn sau nhiều năm cô đơn của người đàn ông đã được cô gái ấy tưới mát. Người đàn ông cục mịch vốn quen với việc kinh doanh đã ngất ngây với giọng hát, tiếng đàn, vẻ đẹp thanh xuân và sự hiền dịu của cô gái.
Đánh bạo làm quen và không biết bao nhiêu lần từ Việt Nam sang Hồng Kông, người con gái ấy mới đồng ý theo ông về Việt Nam để nên vợ nên chồng.
Có vợ có chồng và hạnh phúc trong tình yêu thương, công việc làm ăn của ông ngày càng phát đạt.
|
|
Rạp Lilas, nay là rạp 19/4. |
Hứa Vân vốn quen với việc kinh doanh thương mại nhưng thương vợ là người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, ông đã chiều lòng bà xây dựng một rạp hát để biểu diển nghệ thuật và chiếu phim tại Phan Thiết.
Năm 1972, một rạp hát hiện đại, sang trọng bậc nhất Bình Thuận ra đời ở khu trung tâm Phan Thiết trên đường Nguyễn Du mang tên “Hí viện Lilas” (nay là rạp 19/4).
Rạp được trang bị hệ thống cửa cuốn, ghế ngồi bọc nệm, màn sân khấu tự cuốn mở hiện đại, hệ thống âm thanh tiêu chuẩn nhà hát, hệ thống máy chiếu phim nhựa, máy phát điện công suất 56KVA,... tất cả đều được nhập khẩu từ nước ngoài về.
Đặc biệt cho đến ngày nay những người vào rạp này đều nhìn thấy hai bên tường của khán phòng có nhiều bông hoa lilas cách điệu bằng đèn neon sign có màu tím, lá xanh rất đẹp và sang trọng.
|
|
Bức tranh thiếu nữ vui xuân của ông Hứa Văn tặng vợ năm 1972 hiện nay vẫn được treo tại rạp 19/4. |
Có thể nói Hí viện Lilas Phan Thiết là một trong những rạp hát lớn nhất miền Nam thời đó. Ban đầu mục tiêu của rạp là tổ chức biểu diễn văn hóa nghệ thuật là chính nhưng những năm 70 trào lưu điện ảnh Hong Kong gần như thống lĩnh hoạt động giải trí của người dân.
Những bộ phim võ hiệp cùng những tên tuổi Lý Thanh, Lăng Ba, Miêu Khả Tú, Trịnh Phối Phối... hoặc vẻ điển trai, oai vệ của Địch Long, Vương Vũ, Khương Đại Vệ, Lý Tiểu Long... đã thu hút khán giả mọi lứa tuổi.
Là người Hong Kong, bà Lilas đã liên hệ với các hãng phim và trực tiếp nhập khẩu phim ngay khi vừa sản xuất tại Hong Kong về Phan Thiết chiếu.
|
|
Bức phù điêu khổ lớn biểu tượng cho hoạt động biểu diễn nghệ thuật của hí viện Lilas phía trước rạp. |
Nhiều phim rạp Lilas chiếu trước cả các rạp lớn lại Sài Gòn cả tháng trời. Rạp sáng đèn với suất chiếu đầu tiên lúc 8 giờ sáng kết thúc lúc 10 giờ đêm nhưng ngày nào cũng đông nghịt người xếp hàng mua vé vào xem. Năm 1975 ông bà Hứa Vân tiến hành làm thủ tục mua lại rạp Ánh Sáng ở Ngã Bảy (Phan Thiết).
Sau năm 1975, ông bà Hứa Vân được Hiệp Hội Các Lò Rượu Pháp ở Đông Dương (SFDIC) bảo lãnh sang Pháp sinh sống và mất cách đây hơn 10 năm, hưởng thọ 83 tuổi.
Cuộc đời và sự nghiệp của ông Hứa Vân vẫn được người Hoa ngày nay nhắc đến như là một biểu tượng của sự cần cù, vượt khó vươn lên và những đóng góp đáng ghi nhận cho cộng đồng người Hoa nói riêng và Phan Thiết nói chung.
Chuyện tình cổ tích những cặp \'đũa lệch\': Chàng Sài Gòn quyết cưới \'cô bỏng vé số\'
Lần gặp đầu tiên, anh Trường Duy (33 tuổi) bỏ chạy vì quá sốc trước gương mặt và cơ thể biến dạng của chị Lan ... |
Chuyện tình cổ tích những cặp \'đũa lệch\': \'Thầy giáo mưa\' cưới học trò kém 22 tuổi
Người ta thường nhắc về ông Hồ Đại Phước bởi tình yêu mãnh liệt với những tấm ảnh chợ, thế nhưng ít ai biết tình ... |
Ngày đăng: 08:35 | 10/09/2018
/ http://vietnamnet.vn