Thay vì dùng tiền đóng đội tàu phá băng cạnh tranh với Nga tại Bắc Cực, Mỹ lại dùng ngân sách xây tường dọc biên giới Mexico và đây là sai lầm.
Nhận định này được Kênh truyền hình NBC News dẫn lời chuyên gia Sabrina Shankman, hạm đội phá băng của Mỹ đang ở trong tình trạng khủng khiếp. Hiện nay chỉ có hai chiếc tàu phá băng cực cũ vẫn còn hoạt động được.
Mục tiêu của các tàu phá băng này bao gồm việc thu thập dữ liệu khoa học, giải cứu các con tàu bị mắc kẹt trong băng và loại bỏ các ảnh hưởng của sự cố dầu mỏ ở các vùng xa xôi nhất của Trái đất.
Ngoài ra, chúng cũng bảo vệ lợi ích của Mỹ ra ngoài Vòng Bắc Cực, vì băng đang tan chảy tạo ra những cơ hội giao dịch mới trong khu vực.
Hình ảnh cũ kỹ của tàu phá băng Cutter Healy (WAGB-20) Mỹ.
Nhưng theo kênh truyền hình này, một trong những chiếc tàu phá băng đang hoạt động, Polar Star, đã được xây dựng cách đây 40 năm, từ lâu đã vượt qua thời hạn hoạt động của nó và liên tục phá vỡ. Chiếc phá băng khác Healey, được chế tạo vào năm 2000, chỉ có khả năng thực hiện chức năng khoa học.
Theo các tính toán lạc quan nhất, thời điểm nhanh nhất tàu phá băng mới của Mỹ xuất hiện ở Bắc Cực là khoảng 5 năm, trong khi Nga đã có 40 tàu như vậy trong khu vực này. Và điều này sẽ cần được đầu tư hàng tỷ USD, nhưng thay vì nó chính phủ Mỹ phân bổ tiền để xây dựng bức tường trên biên giới với Mexico.
Và điều này cho thấy thực tế rõ ràng nhất Mỹ đã thua Nga trong cuộc đua Bắc Cực, truyền hình Mỹ thừa nhận.
Tuy nhiên, sự thua kém của trước Nga không chỉ dừng lại ở đó khi 1 trong bộ 3 hạt nhân của Mỹ không thể hoạt động hiệu quả tại Bắc Cực - đó là tàu ngầm hạt nhân.
Theo những thông tin được Hải quân Mỹ công khai, những chiếc tàu ngầm của nước này có khả năng phá lớp băng dày 0,7 cho đến 0,8m khi nổi lên. Rõ ràng đây là thành tích khá ấn tượng mà không nhiều tàu ngầm trên thế giới làm được.
Tuy nhiên, việc chỉ có tháp chỉ huy nhô lên khỏi mặt băng khiến những con tàu này không thể khai hỏa tại Bắc Cực khi cần thiết.
Theo phân tích của chuyên gia Nga, bất cứ dòng tên lửa nào đều không thể đâm xuyên qua lớp băng để tấn công đối thủ. Chúng chỉ có thể được phóng trong nước hoặc nổi trên bề mặt.
Vì vậy, nếu tàu ngầm Mỹ muốn khai hỏa trong tình trạng bị lớp băng dày che phủ chỉ còn mỗi một cách là thủy thủ Mỹ phải dùng xẻng dọn sạch lớp băng trên bề mặt.
Trước thực tế này, chưa bao giờ giới quân sự Nga coi việc tàu ngầm Mỹ diễn tập tại Bắc Cực là mối họa.
Thủy thủ Mỹ xúc băng giải cứu tàu ngầm.
Và rõ ràng thành tích của tàu ngầm Mỹ còn kém xa khả năng đội băng của tàu ngầm hạt nhân lớp Borei. Hải quân Nga tiết lộ, tàu lớp Borei có thể dễ dàng phá tan lớp băng dày từ 1 đến 1,2m khi nổi lên.
Để làm được điều này, Nga đã gia cường thân tàu ngầm giúp nó vượt qua lớp băng dày ở Bắc Cực mà không bị hư hại.
Hầu hết các chuyên gia hải quân đều cho rằng, việc nổi lên mặt nước nhanh rất cần khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, hoặc để cứu đội tàu trong trường hợp tai nạn.
Nhưng đội tàu ngầm tối tân của Mỹ đang gặp khó khi thực hiện thao tác này.
Và bằng chứng về sự thua kém là trong nhiều cuộc diễn tập, thủy thủ Mỹ buộc phải dùng xẻng xúc băng giải cứu tàu ngầm khỏi mắc kẹt.
Ngày đăng: 11:00 | 14/11/2019
/ http://baodatviet.vn