Theo các chuyên gia, nếu không xử lý vấn đề ô nhiễm tại chỗ dứt điểm mà đã bơm nước vào sông Tô Lịch với mục đích “thau rửa, làm sạch” thì chẳng khác gì dịch chuyển chất bẩn từ đầu nguồn tới hạ lưu mà vấn đề ô nhiễm không được xử lý.

Mới đây, công ty Thoát nước Hà Nội cho mở cửa xả hơn 1 triệu mét khối nước từ Hồ Tây ra sông Tô Lịch nhằm đưa mực nước ở Hồ Tây trở về mức bình thường để thực hiện công tác phục vụ thoát nước mùa mưa.

Sau khi tiếp nhận hơn 1 triệu m3 nước từ Hồ Tây, dòng chảy ở sông Tô Lịch bất ngờ chuyển xanh, giảm mùi hôi thối. Từ đó, nhiều ý kiến cho rằng, chỉ cần xả nước Hồ Tây hoặc sông Hồng thật nhiều và thường xuyên vào đầu nguồn sông Tô Lịch để “thau rửa” dòng sông thì một thời gian sau con sông này sẽ được “hồi sinh”.

chuyen gia phan doi viec bom nuoc lam sach song to lich
Dòng sông chuyển biến bất ngờ khi tiếp nhận hơn 1 triệu m3 nước từ Hồ Tây.

Tuy nhiên, TS.Takeba Akira, Cố vấn Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản cho rằng, nếu chúng ta chỉ bơm nước vào đầu nguồn sông Tô Lịch với mục đích “thau rửa, làm sạch” mà không xử lý vấn đề ô nhiễm tại chỗ thì chẳng khác gì dồn nước bẩn từ đầu nguồn xuống hạ lưu, dòng sông này vẫn ô nhiễm.

Theo TS.Takeba Akira: “Dòng sông Tô Lịch đang bị ô nhiễm nặng, hàng ngày con sông này tiếp nhận 150.000m3 nước thải sinh hoạt từ gần 300 cống xả trải khắp 2 bên đổ vào. Nếu chúng ta dùng bơm công suất 156.000 m3/ngày đêm để bơm nước từ nơi khác vào thì chỉ là dịch chuyển nguồn nước ô nhiễm này từ chỗ này đến chỗ khác mà ở đây là xuống hạ lưu, điều này sẽ gây ô nhiễm cho hạ lưu, dòng sông càng ô nhiễm chứ không cải thiện được gì”.

“Chúng ta phải làm sạch dòng sông trước khi bơm nước vào”, TS.Takeba Akira khẳng định.

chuyen gia phan doi viec bom nuoc lam sach song to lich
TS.Takeba Akira khẳng định phải làm sạch dòng sông trước khi bơm nước vào.

Theo chuyên gia, công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản mà Hà Nội đang áp dụng thí điểm để làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và góc Hồ Tây được sẽ trở thành “nhà máy xử lý nước thải trực tiếp tại chỗ” dưới lòng sông.

Chuyên gia Nhật Bản cho rằng đầu tiên cần xử lý làm sạch nước sông đang bị ô nhiễm bằng công nghệ Nhật Bản như nói ở trên. Sau đó chúng ta mới thực hiện việc xả nước từ Hồ Tây vào để lợi dụng tác động của dòng chảy, nước nano và các vi sinh vật có lợi đã được kích hoạt bởi các tấm vật liệu Bioreactor được khuếch tán theo dòng chảy xuống các khu vực hạ lưu như sông Nhuệ,... từ đó góp phần cải thiện chất lượng nước một phần nào đó của cả khu vực hạ lưu.

“Cũng tận dụng tốc độ dòng chảy, nếu dòng chảy càng nhanh thì khoảng cách giữa các máy nano càng có thể đặt cách xa nhau được hơn nữa, khi đó mật độ máy sẽ giảm và tiết kiệm được ngân sách nhà nước nếu đầu tư bằng công nghệ Nhật Bản”, vị này cho hay.

Đồng quan điểm GS.TS.NGND. Ngô Đình Tuấn, chủ tịch Hội Môi trường và Tài nguyên nước Việt Nam cho biết: “Trước hết, muốn đưa sông Tô Lịch muốn trở lại như ngày xưa, làm sống được sông Tô Lịch, thì chúng ta cần phải làm theo trình tự, đầu tiên làm trẻ hoá hai bờ sông Tô Lịch, tiếp theo là xử lý ô nhiễm sông, cuối cùng là đưa nước vào sông.

chuyen gia phan doi viec bom nuoc lam sach song to lich
GS.TS.NGND. Ngô Đình Tuấn cho rằng muốn làm sạch sông Tô Lịch phải làm theo trình tự.

GS cho rằng: “Công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch tại chỗ bước đầu cho kết quả khả quan. Khi dòng sông được làm sạch bằng công nghệ này, chúng ta bơm nước vào tạo dòng chảy để lan tỏa về phía hạ lưu, từ đó nguồn nước cuối dòng sông cũng được cải thiện, chứ không phải cứ đưa nước vào được mà chưa xử lý ô nhiễm nguồn nước”.

Chiều ngày 13/7, trao đổi với phóng viên báo Người Đưa Tin, ông Võ Tiến Hùng – Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội cho biết: “Việc đưa nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch nhằm thau rửa và cải thiện chất lượng nước của sông, đây là một phần nằm trong đề án đầu tư xây dựng trạm bơm bổ cấp nước cho hồ Tây nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm, cá chết ở hồ Tây".

“Để làm sạch sông Tô Lịch thì có nhiều phương án xử lý. Việc xây dựng trạm bơm công suất 156.000 m3/ngày đêm để bơm nước từ nơi khác (sông Hồng, Hồ Tây) vào sông Tô Lịch cũng là một trong những giải pháp mà các nhà khoa học đang đề ra.

Kể cả công nghệ Nano công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Việt Nhật (JVE) đang thử nghiệm cũng chỉ là một phương án giải pháp mà thành phố đang cho thí điểm để lựa chọn đâu là phương án tốt nhất”, ông Hùng cho hay.

chuyen gia phan doi viec bom nuoc lam sach song to lich Sông Tô Lịch lại đen kịt, dày đặc cá chết sau xả 1 triệu m3 nước

Ngày 13/7, sau khi hơn 1 triệu m3 nước được xả từ hồ Tây vào sông Tô Lịch, ghi nhận của PV Dân Việt cho ...

Ngày đăng: 10:39 | 14/07/2019

/ www.nguoiduatin.vn