Hiện đang là thời điểm mua sắm cho dịp tết, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo người dân nên chú ý lựa chọn thực phẩm ăn tết để khỏe mạnh, an toàn.
Ths. Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên – Phụ trách Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: “Để tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra vào những ngày Tết, người dân nên quen dần với việc lựa chọn mua thực phẩm chất lượng.
Hãy mua những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng ở những nơi phân phối chính thức và có sự đảm bảo mua bán một cách chính thức. Không nên mua bán thực phẩm trôi nổi ở ngoài chợ cóc. Nếu người dân tiếp tục sử dụng những sản phẩm ngoài chợ cóc sẽ phải chấp nhận nguy cơ bị ngộ độc rất cao”.
Ths. Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên – Phụ trách Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai). (Ảnh: Lệ Chi)
Chuyên gia đưa ra khuyến cáo các gia đình nên bổ sung thêm lượng rau xanh vào bữa ăn ngày Tết. Loại súp lơ, đặc biệt là súp lơ xanh giàu kẽm giúp ngăn chặn nguy cơ bị tiêu chảy sau những bữa cỗ ngày tết có phần quá giàu dinh dưỡng, đôi khi bị lạnh và có lo ngại về vệ sinh thực phẩm hơn so với ngày thường.
Ngoài ra, ngày Tết nhiều người thường ăn không ra bữa, ăn nhiều đồ ăn vặt, bữa ăn nhiều món hơn nhưng lại được nghỉ làm, nghỉ học nên dễ tăng cân. Lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng khi muốn kiểm soát cân nặng thì phải kiểm soát calo ăn vào và lượng năng lượng tiêu hao, không nên bỏ bữa sáng, ăn nhiều rau xanh, trái cây.
Bên cạnh dinh dưỡng hợp lý cũng cần chú ý an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngày tết các gia đình có xu hướng tích trữ nhiều thực phẩm, gia đình nào cũng tích chữ đầy đồ ăn trong tủ lạnh.
Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), không nên coi tủ lạnh là "bảo bối" tích trữ thực phẩm dịp Tết Nguyên đán. Việc tích trữ số lượng lớn thực phẩm trong tủ lạnh không chỉ khiến cho chất lượng bảo quản thực phẩm kém, mà tiềm ẩn nguy cơ khiến chúng trở nên độc hại cho người sử dụng.
Thời gian bảo quản thực phẩm hữu hiệu và an toàn nhất là từ 3 – 5 ngày. Mặt khác, tủ lạnh chỉ có khả năng kiềm hãm hoạt động của vi khuẩn trong một thời gian nhất định ngắn hạn, chứ không thể tiêu diệt chúng hoàn toàn.
Với thực phẩm chế biến, không để thức ăn quá 2 giờ ở ngoài nhiệt độ thông thường. Sau khi lấy thực phẩm từ tủ lạnh ra phải đun sôi kỹ lại mới dùng vì tủ lạnh chỉ giúp ngăn chặn quá trình biến chất của thực phẩm chứ không phải là giữ được hoàn toàn như món mới nấu.
Người Hà Nội tấp nập đi sắm Tết sớm
Tết Nguyên đán Mậu Tuất cận kề, nhiều người dân bắt đầu đổ vào siêu thị, các chợ hoa, thực phẩm... để mua các mặt ... |
Phát hiện, thu giữ hàng ngàn chai rượu, gói trà giả
Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, chống hàng giả, hàng nhái trước trong và sau tết nguyên Đán 2018, lực lượng Công an TP.Cần ... |
3 thói quen ăn uống sai lầm của người Việt dịp Tết
Người Việt thường có thói quen tích trữ quá nhiều thực phẩm trong vài ngày Tết mà không lường trước được nguy cơ ảnh hưởng ... |
Phạt 155 triệu đồng cơ sở gom rau bãi rác làm... cải bắc thảo muối
Lực lượng chức năng đã bắt quả tang Cơ sở kinh doanh Khánh Thái thu gom rau cải phế thải từ bãi tập kết rác ... |
Ngày đăng: 17:32 | 06/02/2018
/ Theo VTC News